Bí Quyết Kinh Doanh Hải Sản Thành Công “Hái Ra Tiền”

cách kinh doanh hải sản tươi sống

Với đường bờ biển dài 3.260km, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên hải sản phong phú và đa dạng. Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ hải sản của người dân ngày càng tăng do được công nhận về giá trị dinh dưỡng cao và được xem là lựa chọn lành mạnh khi có nguồn gốc rõ ràng, mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực kinh doanh hải sản. Tuy nhiên, do đặc thù là mặt hàng dễ hư hỏng, việc kinh doanh hải sản đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kỹ năng quản lý tốt.

Trong bài viết này, Ahamove sẽ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hải sản từ cả hai hình thức: hải sản tươi sống và hải sản đông lạnh. Bạn sẽ tìm hiểu về thị trường, nên chọn hình thức kinh doanh hải sản nào, các bước khi kinh doanh hải sản, phương pháp bảo quản hiệu quả, và các chiến lược quản lý cửa hàng để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

1. Phân biệt hải sản trong kinh doanh

Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên chọn mô hình kinh doanh hải sản nào thì dưới đây là ưu và nhược điểm của kinh doanh hải sản tươi sống và kinh doanh hải sản đông lạnh: 

1.1 Hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống là các loại hải sản được giữ ở trạng thái tươi, sống hoặc vừa mới đánh bắt, chưa qua bất kỳ quá trình chế biến hay bảo quản nào. Đây là loại hải sản được tiêu thụ ngay khi còn giữ nguyên hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao nhất, tạo cảm giác an toàn và tin tưởng cho khách hàng.

Ưu điểm:

  • Tươi ngon: Giữ nguyên độ tươi và hương vị tự nhiên, mang lại trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời.
  • Dinh dưỡng cao: Không qua xử lý đông lạnh, nên giữ nguyên giá trị dinh dưỡng như omega-3, vitamin và khoáng chất.
  • Hấp dẫn hơn: Thường được đánh giá cao trong các món ăn cao cấp, tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Nhược điểm:

  • Giới hạn thời gian tiêu thụ: Hải sản tươi sống dễ bị hư hỏng và phải tiêu thụ trong vòng 1-2 ngày.
  • Khó bảo quản: Không thể lưu trữ lâu dài như hải sản đông lạnh, yêu cầu bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
  • Chi phí cao hơn: Thường có giá cao hơn do việc bảo quản và vận chuyển phức tạp hơn.
Cách kinh doanh hải sản tươi sống
Hải sản tươi sống mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao cho khách hàng (Ảnh sưu tầm Internet)

1.2 Hải sản đông lạnh

Hải sản đông lạnh là loại hải sản tươi, vừa mới chết đã qua quá trình sơ chế và được làm lạnh ở nhiệt độ thấp (thường là dưới 0 độ C) ngay sau khi sơ chế để bảo quản lâu hơn và giữ vững nguyên độ dinh dưỡng, mang đến giải pháp thay thế linh hoạt cho việc kinh doanh hải sản. 

Ưu điểm:

  • Dễ bảo quản: Quá trình đông lạnh giúp bảo quản hải sản từ vài tuần đến vài tháng, làm chậm đáng kể quá trình suy giảm chất lượng.
  • Tiện lợi: Dễ dàng trong việc vận chuyển và lưu trữ với khối lượng lớn. .
  • Giá thành thấp hơn: Thường có giá rẻ hơn so với hải sản tươi sống do giảm thiểu rủi ro hao hụt, chi phí vận chuyển và bảo quản trên đường dài cũng được tối ưu hơn.

Nhược điểm:

  • Giảm chất lượng: Mặc dù vẫn giữ được phần lớn chất dinh dưỡng, nhưng hải sản đông lạnh có thể mất đi độ tươi ngon và hương vị so với hải sản tươi sống.
  • Giảm dinh dưỡng: Quá trình đông lạnh có thể làm giảm một phần vitamin và khoáng chất trong hải sản.
Kinh doanh hải sản online
Cả hai loại hình kinh doanh này đều có những ưu điểm và thách thức riêng, tùy vào năng lực và mục tiêu của bạn để lựa chọn phương án phù hợp (Ảnh sưu tầm Internet)

2. Tiềm năng của ngành kinh doanh hải sản

Trước tiên là hải sản tươi sống được tin tưởng là lựa chọn thực phẩm hàng đầu nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, và tính linh hoạt trong chế biến món ăn. Nhu cầu về hải sản ngày càng tăng, nhờ vào nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về lợi ích sức khỏe và tính bền vững của loại thực phẩm này. Hải sản có nguồn gốc rõ ràng không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn đảm bảo an toàn, giúp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chất lượng của người dùng. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm kiếm một phương án an toàn, ít vốn, ít rủi ro hải sản đông lạnh là phương án tốt cho bạn. Hải sản đông lạnh cũng đang nhận được sự quan tâm lớn, đặc biệt là khi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng hải sản đông lạnh đã thay đổi. Những tiến bộ trong công nghệ đông lạnh đã giúp giữ lại phần lớn giá trị dinh dưỡng, đồng thời sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng cũng làm tăng sự chấp nhận của thị trường đối với loại sản phẩm này.

3. Đặt Lên Bàn Cân: Bạn nên chọn kinh doanh hải sản tươi sống hay đông lạnh ?

Dưới đây là bảng so sánh về yêu cầu của 2 mô hình kinh doanh hải sản tươi sống và hải sản đông lạnh để bạn có cái nhìn tổng quan nhằm lựa chọn mô hình hiệu quả: 

Tiêu chíKinh doanh HẢI SẢN TƯƠI SỐNGKinh doanh HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH
Vốn đầu tư ban đầuCAO (Bể sục, oxy, hệ thống lọc...)TRUNG BÌNH (Tủ đông công nghiệp)
Mức độ rủi ro (Hao hụt)RẤT CAOTHẤP
Tỷ suất lợi nhuận/kgCAOTRUNG BÌNH
Độ phức tạp vận hànhCAO (Cần kỹ thuật, theo dõi 24/7)THẤP (Chỉ cần đảm bảo nhiệt độ)
Yêu cầu về nguồn hàngCực kỳ khắt khe, phải gần cảng/vựa lớnLinh hoạt hơn, có thể nhập từ nhiều nguồn
Phù hợp nhất với ai?Người có vốn mạnh, kinh nghiệm, vị trí tốtNgười mới bắt đầu, vốn ít, bán online

Lời khuyên: Nếu bạn muốn cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro thì lời khuyên bạn nên kết hợp giữa kinh doanh hải sản tươi sống và đông lạnh đồng thời kinh doanh hải sản online để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh. Khi kết hợp với bán hàng online bạn nên ưu tiên giao hàng nội thành và trong ngày để đảm bảo chất lượng tươi ngon của hải sản tươi sống, còn hải sản đông lạnh có thể vận chuyển đi xa. 

4. Các bước chuẩn bị khi kinh doanh hải sản

Bước 1: Tìm hiểu thị trường và khách hàng

Trước khi bắt đầu kinh doanh hải sản, bạn cần nghiên cứu kỹ về thị trường và nhu cầu của khách hàng tại khu vực bạn định mở cửa hàng:

  • Tìm hiểu thị hiếu khách hàng: Họ ưa chuộng loại hải sản nào? Mức giá họ sẵn sàng chi trả?
  • Khảo sát đối thủ cạnh tranh: Các cửa hàng, siêu thị trong khu vực đang kinh doanh những loại hải sản gì? Giá cả ra sao?
  • Đánh giá tiềm năng thị trường: Lượng khách hàng tiềm năng, mức tiêu thụ bình quân trong khu vực.

Từ những thông tin thu thập được, bạn sẽ định hướng được nên kinh doanh những loại hải sản nào, ở mức giá như thế nào và phân phối bằng cách thức gì.

Bước 2: Chuẩn bị vốn đầu tư

Sau khi có kế hoạch kinh doanh cụ thể, bạn cần chuẩn bị nguồn vốn. Chi phí cho việc kinh doanh hải sản bao gồm:

  • Chi phí cố định: Thuê/mua mặt bằng, trang thiết bị bảo quản (bình oxy, tủ đông, thùng lạnh), chi phí trang trí cửa hàng.
  • Chi phí biến động: Nhập hàng, vận chuyển, điện nước, nhân công.
  • Chi phí dự phòng: Để xử lý các tình huống phát sinh.

Việc lập kế hoạch tài chính chi tiết sẽ giúp bạn chuẩn bị đủ vốn và quản lý dòng tiền hiệu quả.

Bước 3: Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Đầu tiên là đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty tùy thuộc vào quy mô và định hướng phát triển của bạn. Tiếp theo, việc xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bắt buộc đối với ngành hàng nhạy cảm như hải sản, cùng với đó là giấy khám sức khỏe của người trực tiếp kinh doanh để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Ngoài ra, tùy theo quy định cụ thể của từng địa phương, bạn có thể cần bổ sung thêm một số giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Bước 4: Chọn địa điểm kinh doanh

Vị trí lý tưởng cần nằm gần khu dân cư đông đúc, chợ, hoặc các trung tâm mua sắm nơi có lưu lượng khách hàng tiềm năng cao. Đồng thời, địa điểm cần dễ tiếp cận với giao thông thuận tiện, có chỗ đậu xe để khách hàng có thể dừng lại mua sắm mà không gặp khó khăn. 

Về cơ sở vật chất, không gian cần đủ diện tích để trưng bày và bảo quản đa dạng các loại hải sản, với hệ thống điện ổn định đảm bảo hoạt động liên tục của các thiết bị bảo quản như tủ đông, bình oxy. Cuối cùng, chi phí thuê mặt bằng cần hợp lý, cân đối với doanh thu dự kiến để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Cách kinh doanh hải sản online
Vị trí lý tưởng cần nằm gần khu dân cư đông đúc, chợ, hoặc các trung tâm mua sắm nơi có lưu lượng khách hàng tiềm năng cao (Ảnh sưu tầm Internet)

Bước 5: Tìm nguồn cung cấp hải sản tươi sống chất lượng

Khi kinh doanh hải sản, bạn nên ưu tiên lấy hàng trực tiếp từ nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng để đảm bảo chất lượng tươi ngon và giá thành hợp lý. Việc thông qua các trung gian có thể khiến sản phẩm kém tươi và giá thành tăng cao không cần thiết.

Đối với hải sản tươi sống, bạn có thể tìm đến các chợ đầu mối như chợ hải sản Hàng Dương ở TP.HCM, chợ cá Yên Sở ở Hà Nội,… hoặc khu nuôi trồng thủy sản uy tín để mua trực tiếp từ nhà cung cấp để đàm phán mức giá tốt nhất và kiểm soát chất lượng. Những nơi này cung cấp hải sản mới đánh bắt hoặc nuôi trồng, đảm bảo chất lượng tươi ngon và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, bạn cũng có thể hợp tác trực tiếp với các tàu thuyền đánh bắt hải sản để có được nguồn cung tươi sống trong ngày, giúp giữ độ tươi và giảm chi phí trung gian.

Bạn có thể lựa chọn đến tận nơi lấy hàng hoặc ký kết hợp đồng vận chuyển với nhà cung cấp. Trước khi hợp tác, hãy dành thời gian khảo sát kỹ lưỡng điều kiện nuôi trồng và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ uy tín kinh doanh của bạn.

>>Có thể hữu ích với bạn: Tìm hiểu ngay chợ hải sản TP.HCM để khám phá nguồn cung chất lượng cho kinh doanh hải sản của bạn.

4. Cách bảo quản hải sản tươi sống và đông lạnh

Bảo quản hải sản là khâu vô cùng quan trọng trong kinh doanh, quyết định đến chất lượng sản phẩm và lợi nhuận của bạn. Dưới đây là chi tiết cách bảo quản hải sản tươi sống và đông lạnh: 

4.1 Bảo quản hải sản tươi sống

Hải sản khi giao đến cửa hàng cần phải được vận chuyển trong thùng nước biển có sục khí oxy để duy trì sự sống và giữ được độ tươi ngon. Sau khi hải sản đã về tới cửa hàng, cần chuyển chúng vào các thùng xốp hoặc thùng chứa chuyên dụng có bình oxy để tiếp tục bảo vệ sự sống và chất lượng sản phẩm. 

Ngoài ra, việc tìm nguồn cung cấp hải sản gần cửa hàng là rất quan trọng để giảm thiểu thời gian vận chuyển. Việc này không chỉ giúp hải sản tươi sống lâu hơn mà còn giảm chi phí và rủi ro trong quá trình giao nhận.

4.2 Bảo quản hải sản đông lạnh

Đối với hải sản đông lạnh, quy trình chuẩn là cấp đông nhanh ngay sau khi đánh bắt hoặc sơ chế tại nguồn, sau đó đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Các sản phẩm đã qua quá trình làm lạnh cần được chuyển đến các kho bảo quản chuyên dụng để lưu trữ an toàn trước khi phân phối đến các cửa hàng hoặc chi nhánh và tiếp tục bán ra.

Hiện nay có 3 giải pháp bảo quản hải sản đông lạnh phổ biến:

  • Phòng lạnh & Tủ đông: Phù hợp cho trưng bày tại cửa hàng.
  • Kho lạnh mini: Do doanh nghiệp tự thi công, phù hợp với quy mô vừa.
  • Thuê kho lạnh công nghiệp: Dịch vụ lưu kho riêng biệt, phù hợp với kinh doanh quy mô lớn.

Lưu ý khi đông lạnh hải sản: 

  • Nhiệt độ đông lạnh: Duy trì nhiệt độ từ -18°C đến -22°C để bảo quản tối ưu.
  • Đóng gói kín: Hạn chế tiếp xúc với không khí để tránh mất nước và oxy hóa.
  • Quy trình cấp đông: Cấp đông nhanh giúp giữ cấu trúc tế bào, hạn chế mất dinh dưỡng.
  • Tránh rã đông nhiều lần: Mỗi lần rã đông và cấp đông lại sẽ làm giảm chất lượng hải sản.

5. Cách trưng bày hải sản và bán hàng hiệu quả

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản giúp tối ưu hóa quy trình này, từ việc phân loại sản phẩm đến điều kiện bảo quản và cách tạo sự thu hút cho khách hàng.

  • Phân loại và sắp xếp hải sản hợp lý: Hải sản cần được phân loại rõ ràng và sắp xếp theo mức giá để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
  • Vị trí trưng bày hợp lý: Tránh để hải sản sát với ngoài cửa, khiến nắng trực tiếp làm nóng nước hạn chế độ tươi ngon và hương vị.
  • Vệ sinh và bảo đảm an toàn thực phẩm: Dụng cụ chứa đựng hải sản cần được làm sạch thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Niêm yết giá rõ ràng và thống nhất: Niêm yết giá rõ ràng giúp khách hàng dễ dàng so sánh và tránh nhầm lẫn.
  • Điều kiện bảo quản và ưu đãi theo mùa vụ: Duy trì điều kiện bảo quản phù hợp và tạo các chương trình ưu đãi theo mùa để thu hút khách hàng.
Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống
Cách trưng bày cũng là cách giúp bạn thu hút khách hàng một cách hiệu quả (Ảnh sưu tầm internet)

6. Kinh nghiệm để kinh doanh hải sản thành công

Để kinh doanh hải sản thành công và bền vững, bạn nên áp dụng những lời khuyên sau:

  • Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu Luôn cung cấp hải sản tươi ngon, chất lượng cao. Không bán hải sản đã chết hoặc không đảm bảo chất lượng. Xây dựng uy tín bằng việc kiên định với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
  • Tập trung vào dịch vụ khách hàng Tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp về cách chọn và chế biến hải sản. Đáp ứng tối đa nhu cầu đặc biệt của khách. Giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng các khiếu nại.
  • Đa dạng hóa sản phẩm Cung cấp nhiều loại hải sản khác nhau. Kết hợp bán cả hải sản tươi sống và đông lạnh. Cân nhắc mở rộng sang các sản phẩm chế biến từ hải sản.
  • Linh hoạt trong kinh doanh Thay đổi chiến lược theo mùa vụ và nhu cầu thị trường. Điều chỉnh giá cả, tổ chức khuyến mãi khi cần thiết. Luôn cập nhật xu hướng tiêu dùng mới.
Chi phí kinh doanh hải sản tươi sống
Không bán hải sản đã chết hoặc không đảm bảo chất lượng (Ảnh sưu tầm Internet)

Câu hỏi thường gặp khi kinh doanh hải sản

Kinh doanh hải sản cần bao nhiêu vốn?

Bạn nên chuẩn bị từ 50–200 triệu đồng tùy quy mô và hình thức kinh doanh. Tuy nhiên nếu bạn có số vốn khoảng 100 triệu bạn có thể mở một cửa hàng hoặc vựa hải sản nhỏ. Số vốn này dùng để nhập hàng, mua thiết bị bảo quản, thuê mặt bằng (nếu có) và chi phí vận hành.

Có nên kinh doanh hải sản online không?

Kinh doanh hải sản online là một lựa chọn thông minh vì giúp tiết kiệm chi phí, dễ tiếp cận khách hàng và linh hoạt nhập hàng.Tuy nhiên nếu bạn chưa có cửa hàng bạn nên ưu tiên kinh doanh hải sản đông lạnh để dễ dàng vận chuyển xa và bảo quản được lâu. Còn nếu bạn kinh doanh hải sản tươi sống thì sử dụng hình thức gom order hải sản tươi sống theo ngày/chuyến, đồng thời luôn có sẵn các mặt hàng hải sản đông lạnh bán chạy để khách có thể mua bất cứ lúc nào.

Trên đây đã làm rõ cho bạn về kinh doanh hải sản tươi sống và đông lạnh giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước khi đưa ra quyết định kinh doanh. Kinh doanh hải sản là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức. Thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc lựa chọn đúng phương thức kinh doanh (tươi sống hoặc đông lạnh), nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng chất lượng, nắm vững kỹ thuật bảo quản cho đến việc xây dựng dịch vụ khách hàng xuất sắc. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ là hành trang hữu ích cho bạn trên con đường chinh phục lĩnh vực này. Để duy trì phát triển bền vững, cần đặt chất lượng lên hàng đầu, chú trọng dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và linh hoạt trong chiến lược kinh doanh theo mùa vụ và xu hướng thị trường.

Xem thêm: