Phân loại các dòng xe tải chở hàng thông dụng tại Việt Nam
Phân loại các dòng xe tải chở hàng thông dụng tại Việt Nam
Xe tải chở hàng đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng và ngành logistics tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hiểu rõ về các loại xe tải không chỉ giúp doanh nghiệp và cá nhân tối ưu chi phí vận chuyển mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về giao thông. Việc lựa chọn đúng loại xe tải phù hợp với khối lượng, kích thước hàng hóa và tuyến đường di chuyển sẽ giúp quá trình vận chuyển diễn ra hiệu quả và an toàn.
Trong bài viết này, Ahamove sẽ phân loại chi tiết các dòng xe tải phổ biến tại Việt Nam theo tải trọng, cấu tạo, công dụng và động cơ, đồng thời cung cấp thông tin về quy định pháp lý hiện hành và hướng dẫn chọn xe tải phù hợp với nhu cầu vận chuyển cụ thể. Cùng Ahamove tìm hiểu ngay để có những quyết định sáng suốt cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của bạn!
1. Phân loại xe tải chở hàng theo tải trọng
Dựa vào khả năng chở hàng, xe tải được phân loại thành 4 nhóm tải trọng khác nhau, giúp người dùng lựa chọn phương tiện phù hợp với khối lượng hàng hóa cần vận chuyển.
1.1. Xe tải hạng nhẹ (1 - 3.5 tấn)
Xe tải hạng nhẹ có tải trọng từ 1 đến 3.5 tấn, thường có kích thước nhỏ gọn phù hợp để di chuyển trong đô thị, đặc biệt là các khu vực nội thành với đường nhỏ hẹp hoặc hạn chế tải trọng. Loại xe này thường có chiều dài thùng từ 3 - 4.5m, chiều rộng khoảng 1.8 - 2m và chiều cao thùng xe từ 1.8 - 2.2m. Những mẫu xe phổ biến trong phân khúc này bao gồm Kia K250, Hyundai Porter 150 và Isuzu QKR.
Xe tải hạng nhẹ có ưu điểm nổi bật là khả năng di chuyển linh hoạt trong đô thị, chi phí nhiên liệu thấp, giá thành hợp lý và dễ dàng tìm kiếm tài xế. Loại xe này thường không bị hạn chế giờ lưu thông trong nội đô, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cửa hàng bán lẻ hoặc dịch vụ giao hàng nhanh.
Tuy nhiên, nhược điểm của xe tải hạng nhẹ là khả năng chở hàng hạn chế, không phù hợp cho việc vận chuyển số lượng lớn, hàng hóa cồng kềnh hoặc đi các tuyến đường dài liên tỉnh. Loại xe này cũng thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các loại xe tải trọng tải lớn khác.
1.2. Xe tải hạng trung (5 - 10 tấn)
Xe tải hạng trung là lựa chọn phổ biến cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh thành và phục vụ các doanh nghiệp vừa. Với tải trọng từ 5 đến 10 tấn, xe tải hạng trung có thể di chuyển linh hoạt trên nhiều địa hình khác nhau, từ thành thị đến nông thôn và miền núi, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa với quy mô lớn hơn so với xe tải hạng nhẹ.
Xe có thể di chuyển trong đô thị ngoài các khung giờ cấm tải, chi phí vận hành không quá đắt, và yêu cầu tài xế có bằng lái hạng C trở lên. Với chiều dài thùng từ 5-7.5m, chiều rộng khoảng 2.1-2.4m và chiều cao từ 2-2.5m, loại xe này phù hợp cho các công ty phân phối hàng hóa, các nhà máy sản xuất vừa và nhỏ hoặc các đơn vị vận chuyển hàng đi tỉnh.
Một số mẫu xe nổi bật trong phân khúc này bao gồm Hino 300 Series, Thaco Ollin và Hyundai HD120.

1.3. Xe tải hạng nặng (15 - 40 tấn)
Xe tải hạng nặng là phương tiện có tải trọng từ 15 đến 40 tấn, chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn trên các tuyến đường dài. Nhờ thiết kế chắc chắn và khả năng chịu tải cao, dòng xe này đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển trong các ngành xây dựng, công nghiệp nặng và logistics quy mô lớn.
Với kích thước chiều dài thùng từ 7.5-12m, chiều rộng khoảng 2.4-2.5m và chiều cao từ 2.5-3m, xe có thể chở số lượng hàng hóa lên đến 40 tấn trong một chuyến, giúp tối ưu thời gian và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, xe cần khu vực rộng rãi để đỗ và bảo dưỡng, gây khó khăn khi lưu trữ tại những nơi có diện tích hạn chế.
Được trang bị động cơ công suất cao, xe tải hạng nặng đảm bảo di chuyển ổn định, tiết kiệm nhiên liệu và phù hợp với các tuyến đường trường. Loại xe này hiệu quả cho vận chuyển liên tỉnh, liên vùng và có độ bền cao. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo dưỡng cao, nhiên liệu tiêu thụ lớn và bị hạn chế nghiêm ngặt về giờ giấc và tuyến đường lưu thông trong đô thị. Xe tải hạng nặng yêu cầu tài xế có chứng chỉ chuyên nghiệp (bằng lái hạng D, E trở lên) và khó di chuyển trong các khu vực có hạ tầng giao thông hạn chế.
1.4. Xe tải siêu trường, siêu trọng (trên 40 tấn)
Xe tải siêu trường, siêu trọng là phương tiện được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa cực lớn, cồng kềnh hoặc nặng như máy móc công nghiệp, cấu kiện xây dựng, thiết bị điện lực. Loại xe này thường có cấu tạo đặc biệt với nhiều trục bánh (từ 5 trục trở lên), chiều dài có thể lên đến 20m hoặc hơn. Một số loại xe tiêu biểu trong phân khúc này bao gồm Volvo FH16, MAN TGX và Scania R Series.
Ưu điểm của xe tải siêu trường, siêu trọng là khả năng vận chuyển các hàng hóa đặc biệt mà các loại xe tải thông thường không thể đảm nhận với tải trọng lên đến hơn 40 tấn. Xe đặc biệt phù hợp cho các dự án công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng và vận chuyển thiết bị công nghiệp lớn.
Tuy nhiên chi phí đầu tư và vận hành rất cao, yêu cầu giấy phép đặc biệt để lưu thông, cần có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp để vận hành và bảo dưỡng. Xe tải siêu trường, siêu trọng thường phải có xe dẫn đường, chỉ được phép di chuyển theo lộ trình và thời gian được cấp phép cụ thể, và không thể vào được nhiều khu vực do hạn chế về kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Phân loại xe tải theo cấu tạo và công dụng
Ngoài phân loại theo tải trọng, xe tải còn được phân loại Bên cạnh yếu tố tải trọng, các loại xe tải chở hàng còn chia thành 3 loại phổ biến dựa trên cấu tạo thùng xe và công dụng đặc biệt, giúp vận chuyển các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản khác nhau.
2.1 Xe tải thùng mui phủ bạt
Xe tải thùng mui phủ bạt có cấu tạo gồm khung thép, sàn gỗ hoặc kim loại, và được bao phủ bằng bạt chống nước có thể mở ra ở các mặt bên hoặc phía trên. Cấu tạo mở cửa xe cho phép bốc xếp hàng hóa từ nhiều phía, có thể chở được hàng có kích thước lớn và đa dạng. Chi phí đầu tư thấp hơn so với xe tải thùng kín, giúp dễ dàng sửa chữa, thay thế bạt khi bị hư hỏng.
Tuy nhiên khả năng bảo vệ hàng hóa khỏi thời tiết không tuyệt đối như xe thùng kín. Độ an toàn và bảo mật hàng hóa thấp hơn do bạt có thể bị rách hoặc mở ra dễ dàng, không phù hợp cho hàng hóa giá trị cao cần bảo mật hoặc hàng dễ hư hỏng do tác động của thời tiết. Ngoài ra, chi phí thay bạt định kỳ cũng là một vấn đề cần xem xét khi sử dụng loại xe này.
Với cấu tạo linh hoạt, loại xe này phù hợp để vận chuyển hàng hóa đa dạng như vật liệu xây dựng, nông sản, thiết bị công nghiệp không cần bảo quản đặc biệt hoặc các hàng hóa cần bốc dỡ nhanh.

2.2. Xe tải thùng kín
Xe tải thùng kín là loại xe có thùng hàng được bao kín bằng sắt mạ kẽm hoặc tôn, giúp bảo vệ hàng hóa bên trong khỏi các yếu tố bên ngoài. Sàn thùng thường được làm bằng gỗ hoặc tôn phẳng, giúp hàng hóa được giữ an toàn hơn trong quá trình vận chuyển.
Ưu điểm của xe tải thùng kín là bảo vệ hàng hóa tốt khỏi thời tiết như mưa, nắng, bụi. Nhiệt độ trong khoang chứa hàng ổn định, giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Đồng thời đảm bảo an toàn và bảo mật cao cho hàng hóa.
Nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với xe tải thùng mui bạt, khó khăn trong việc bốc xếp hàng cồng kềnh do chỉ có thể bốc dỡ từ cửa sau. Việc sửa chữa thùng xe khó khăn và tốn kém hơn. Và nhìn chung trọng lượng xe nặng hơn dẫn đến tiêu hao nhiên liệu cao hơn so với xe tải thùng mui bạt cùng kích thước.
Với các đặc điểm trên, loại xe này phù hợp để vận chuyển hàng hóa cần được bảo vệ khỏi thời tiết như đồ điện tử, thiết bị y tế, đồ gia dụng, hàng may mặc, và các loại hàng hóa cần độ bảo mật cao.

2.3. Xe tải thùng đông lạnh
Xe tải thùng đông lạnh có thiết kế tương tự xe thùng kín, nhưng được trang bị thêm dàn lạnh chuyên dụng bên trong thùng xe. Thùng xe được cách nhiệt bằng các tấm panel polyurethane dày, cho phép xe duy trì nhiệt độ từ -18°C đến +10°C giữ cho hàng hóa không bị hư hỏng và luôn ở trạng thái đông lạnh trong suốt quá trình vận chuyển.
Với các đặc điểm này, sử dụng xe tải thùng đông lạnh rất phù hợp để vận chuyển các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ quả, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đông lạnh, thuốc men, vắc-xin và các loại hàng hóa đòi hỏi nhiệt độ bảo quản đặc biệt như hóa chất,....

3. Phân loại các loại xe tải theo động cơ
Ngoài 2 yếu tố trên, dựa vào loại nhiên liệu và cơ chế hoạt động, xe tải được phân loại thành các nhóm động cơ khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành và chi phí sử dụng.
3.1. Xe tải động cơ xăng
Xe tải động cơ xăng là loại xe sử dụng xăng làm nhiên liệu để vận hành. Loại xe này thường có động cơ nhỏ hơn, được sử dụng chủ yếu trong các xe tải hạng nhẹ và hạng trung. Xe tải động cơ xăng thường chạy êm, ít thải khí và chi phí bảo dưỡng thấp, nhưng công suất sẽ không mạnh mẽ bằng xe sử dụng động cơ diesel.
Loại xe tải này phù hợp với các chuyến hàng nhỏ, nhẹ, dễ dàng di chuyển qua các tuyến đường đô thị hẹp (từ 2.5 đến 3 mét) và các khu vực có mật độ giao thông cao. Đặc biệt, loại xe này rất phù hợp khi bạn cần vận chuyển các loại hàng hóa không yêu cầu công suất quá lớn (5-10 chuyến mỗi ngày) nhưng vẫn đòi hỏi tính linh hoạt và chi phí vận hành thấp.
Xe tải động cơ xăng thường được sử dụng để vận chuyển hàng tiêu dùng như thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, giao hàng, đồ dùng văn phòng hoặc thiết bị nhỏ, cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trong nội thành…

3.2. Xe tải động cơ dầu diesel
Xe tải động cơ dầu diesel là loại xe sử dụng nhiên liệu diesel để hoạt động. Những xe này thường được dùng để vận chuyển hàng hóa nặng, có khối lượng lớn hoặc yêu cầu công suất mạnh mẽ.
Động cơ diesel giúp tiết kiệm nhiên liệu cho các chuyến đi dài, đồng thời có độ bền cao, giảm chi phí bảo dưỡng và cho phép xe hoạt động hiệu quả trên những cung đường khó khăn.
Với sức kéo mạnh mẽ, xe tải động cơ dầu diesel chở được nhiều hàng hóa trọng lượng lớn, cồng kềnh như vật liệu xây dựng, máy móc công nghiệp hay đồ nội thất, thiết bị điện tử cỡ lớn…

4. Quy định về tải trọng xe khi vận chuyển hàng hóa
Để chọn được loại xe phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cần phải căn cứ vào quy định về tải trọng. Dưới đây là bảng thông tin về các loại xe tải, kích thước thùng hàng và tải trọng tối đa để bạn tham khảo:
Loại xe | Kích thước thùng hàng (mm) | Tải trọng tối đa |
1 tấn | 3,400 x 1,700 x 1,500 | 2,1 tấn |
1,5 tấn | 4,310 x 1,800 x 1,700 | 3,15 tấn |
2 tấn | 4,310 x 1,800 x 1,700 | 4,2 tấn |
2,5 tấn | 4,350 x 1,800 x 1,700 | 5,25 tấn |
3,5 tấn | 4,700 x 1,900 x 1,800 | 8 tấn |
5 tấn | 6,200 x 2,000 x 2,000 | 10 tấn |
6,5 tấn | 6,200 x 2,000 x 2,000 | 12 tấn |
8 tấn | 8,000 x 2,350 x 2,500 | 15 tấn |
10 tấn | 9,700 x 2,350 x 2,500 | 18 tấn |
15 tấn | 11,000 x 2,350 x 2,600 | > 20 tấn |
5. Hướng dẫn chọn xe tải phù hợp với nhu cầu vận chuyển
Khi lựa chọn xe tải để vận chuyển hàng hóa, việc chọn đúng loại xe sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng, an toàn. Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng bạn cần xem xét để chọn xe tải phù hợp:
- Loại hàng hóa: Hàng nhẹ dưới 500kg nên dùng xe tải nhỏ, hàng nặng từ 2 tấn trở lên nên sử dụng xe tải diesel, và hàng dễ vỡ hoặc cần bảo quản nhiệt độ nên chọn xe thùng kín hoặc xe tải đông lạnh.
- Khối lượng và kích thước: Chọn xe có kích thước thùng phù hợp với hàng hóa, tránh chở quá tải trọng cho phép để đảm bảo an toàn. Hàng dài trên 4m nên sử dụng xe mui bạt hoặc xe thùng lửng để thuận tiện bốc xếp.
- Khoảng cách vận chuyển: Cho vận chuyển liên tỉnh trên 300km, xe tải động cơ diesel sẽ tiết kiệm nhiên liệu và bền bỉ hơn, trong khi vận chuyển nội thành nên dùng xe tải nhỏ hoặc động cơ xăng để linh hoạt di chuyển.
- Thời gian giao hàng: Giao hàng trong ngày dưới 50km nên dùng xe tải nhỏ 1-1.5 tấn để linh hoạt trong đô thị, còn giao hàng đường dài trên 200km nên dùng xe tải từ 2.5 tấn trở lên để đảm bảo thời gian giao hàng.
- Điều kiện đường xá: Đường hẹp dưới 3m cần xe tải nhỏ có chiều rộng dưới 2m, đường xấu hoặc đồi núi cần xe có công suất lớn trên 100 mã lực và hệ thống treo tốt.
- Thời gian cấm tải: Trong khu vực đô thị thường cấm xe tải vào giờ cao điểm (6h-9h sáng và 16h-19h chiều), nên xe tải dưới 1.5 tấn là lựa chọn phù hợp nếu cần vận chuyển trong các khung giờ này.

Bài viết trên đã giới thiệu các loại xe tải chở hàng theo tải trọng, theo đặc điểm cấu tạo, công dụng và động cơ. Đồng thời cung cấp cho bạn một số quy định về tải trọng xe khi vận chuyển hàng hóa và hướng dẫn chọn xe tải phù hợp với nhu cầu vận chuyển. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu thêm các loại xe tải chở hàng cũng như có thêm kinh nghiệm để lựa chọn loại xe phù hợp.
Tải ngay ứng dụng Ahamove trên điện thoại hoặc liên hệ tổng đài 1900 545 411 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ thuê xe tải tại quận 5. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, đảm bảo mọi nhu cầu vận chuyển của bạn đều được đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về khung giờ cấm tphcm
- Kinh nghiệm thuê xe tải tiết kiệm, tối ưu
- Kích thước thùng xe tải trong vận chuyển