Cách cúng Ông Công Ông Táo cho chủ shop, tiểu thương, người kinh doanh
Cách cúng Ông Công Ông Táo cho chủ shop, tiểu thương, người kinh doanh
Cúng Ông Công Ông Táo từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Táo Quân không chỉ là thần cai quản bếp núc, mà còn là vị thần bảo hộ, cai quản mọi chuyện của gia đình. Đối với các tiểu thương trong kinh doanh, việc cúng Ông Công Ông Táo càng mang ý nghĩa quan trọng để cầu mong một năm mới tốt lành, buôn bán thuận lợi.
Trong bài viết này, Ahamove sẽ cung cấp bạn hướng dẫn bạn cách chuẩn bị lễ cúng đưa Ông Táo về trời đầy đủ. Từ cách chuẩn bị mâm cúng, khấn văn cho người làm ăn buôn bán và thời gian cúng thích hợp. Hãy tham khảo ngay để có một năm mới thuận lợi và phát đạt.
1. Ý nghĩa việc cúng Ông Công Ông Táo với người kinh doanh
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Ông Công Ông Táo còn gọi là Táo Quân, là 3 vị thần cai quản chuyện bếp núc, việc nhà, kể cả chuyện làm ăn của một gia đình. Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng Ông Táo với mong muốn được thần Bếp phù hộ cho gia đình nhiều may mắn, ấm no, đầy đủ và bình yên. Ông Táo cũng là vị thần bảo hộ, ngăn chặn sự xâm phạm của ma quỷ, giữ gìn sự an lành và phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, không bị quấy phá.
Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các Táo Quân sẽ bay về trời để báo cáo việc sinh hoạt, làm ăn của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, các gia đình có thờ Táo Quân sẽ làm một mâm cúng đầy đủ để tiễn Ông Táo bay về trời. Bởi nhiều người tin rằng, khi Táo Quân về trời với ấn tượng tốt đẹp, các Ngài sẽ báo cáo những điều tích cực với Ngọc Hoàng, từ đó mang lại phước lành và sự thịnh vượng cho cửa hàng trong năm mới.
Sau lễ cúng, gia đình thường thả cá chép ra sông hoặc ao, tượng trưng cho việc cá chép hóa rồng, đưa ông Táo về trời, biểu tượng cho sự vượt khó, thăng hoa và thành công trong năm mới.
2. Cách chuẩn bị mâm cúng Ông Táo cho cửa hàng, shop kinh doanh
Đối với những người làm nghề buôn bán, kinh doanh, mâm cúng Ông Táo cần được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ để thể hiện lòng thành kính. Dưới đây là những vật cần chuẩn bị khi cúng Ông Táo:
- Mũ, hia, quần áo Táo: 1 bộ mũ, quần áo, giày làm tử vàng mã cho ông Công ông Táo, gồm 2 mũ đàn ông (có cánh chuồn) và 1 mũ đàn bà (không có cánh chuồn).
- Cá chép: 1 hoặc 3 con cá chép sống (bỏ trong thau nước cạnh bàn cúng, sau lễ sẽ mang ra sông, hồ để phóng sinh) hoặc dùng cá chép bằng giấy để làm phương tiện cho Táo cưỡi.
- Vàng mã, tiền âm phủ: Lộ phí cho hành trình của Táo Quân
- Hương, nến, đèn dầu: Thắp sáng không gian thờ cúng
- Trầu cau, rượu trắng: Thể hiện sự kính trọng với Táo Quân
- Tam sên: gồm thịt gà, nem, chả, đại diện cho món thịt
- Cháo ngọt, xôi, chè: đại diện cho món ngọt truyền thống
- 1 bình hoa tươi (hoa cúc, hoa vạn thọ,...).
- Ngũ quả: Mâm ngũ quả tươi thắm, tượng trưng cho sự sung túc
- 1 đĩa gạo, và 1 đĩa muối (có thể để chung 1 đĩa) tượng trưng cho sự no đủ.
Ngoài ra mâm cúng có thể thêm các món xào, món canh, bánh chưng hoặc bánh tét khác, tùy văn hóa vùng miền. Mâm cúng cần được chuẩn bị trang trọng để thể hiện lòng thành của gia chủ, thường đặt ở bàn thờ ông Táo hoặc bàn thờ gia tiên trong cửa hàng hoặc nhà riêng.

3. Bài văn khấn Ông Công Ông Táo cho người kinh doanh
Văn khấn là những lời khấn cầu gửi đến Táo Quân thể hiện mong muốn của gia chủ. Để thể hiện lòng thành, cùng tìm hiểu ngay 3 mẫu văn khấn khi cúng Ông Công Ông Táo bên dưới:
Mẫu 1
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: [Đọc rõ họ tên gia chủ]…
Ngụ tại: [Đọc rõ địa chỉ nhà]…
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Mẫu 2
Hôm nay là ngày… tháng… năm … [Đọc ngày tháng năm Âm Lịch].
Tên tôi (hoặc con là) [Đọc họ tên gia chủ]…, cùng toàn gia ở [Đọc rõ địa chỉ nhà]…
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Mẫu 3
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là: [Đọc họ tên gia chủ] …
Ngụ tại: [Đọc rõ địa chỉ nhà] …
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái, trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
4. Thời gian cúng Ông Táo tốt nhất cho chủ shop
Thời điểm lý tưởng để thực hiện nghi lễ cúng Ông Táo là buổi sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Theo quan niệm dân gian, cúng trước 12 giờ trưa được xem là tốt nhất, vì đây là khoảng thời gian Táo Quân chuẩn bị về trời. Việc cúng sớm cũng thể hiện sự tôn kính và chu đáo của gia chủ.
Đối với chủ shop hoặc người kinh doanh bận rộn, có thể linh hoạt thời gian cúng từ chiều ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Tuy nhiên, không nên để quá ngày 23, tránh trường hợp Táo Quân đã về trời mà không nhận được lễ vật, ảnh hưởng đến may mắn và tài lộc trong năm mới.

Lễ cúng Ông Táo đối với người kinh doanh không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là dịp để tổng kết, đánh giá lại một năm làm ăn, chuẩn bị tinh thần cho một năm mới thịnh vượng. Qua bài viết này, bạn đã nắm được ý nghĩa, cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, bài văn khấn chuẩn xác và thời gian thích hợp để thực hiện lễ cúng Táo Quân. Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc này không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang đến sự an tâm và hy vọng về một năm kinh doanh phát đạt.
Đối với những chủ shop bận rộn, dịch vụ giao hàng Ahamove sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển các vật phẩm cúng từ chợ về nhà hoặc cửa hàng, giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghi lễ quan trọng này.