Tiền cước là gì? Cách tính tiền cước trong vận chuyển hàng hóa
Tiền cước là gì? Cách tính tiền cước trong vận chuyển hàng hóa
Tiền cước vận chuyển là khoản chi phí bắt buộc để hàng hóa được giao đến nơi an toàn và đúng hẹn. Với mỗi hình thức vận chuyển, tiền cước sẽ có sự khác nhau về giá, khiến nhiều đơn vị băn khoăn không biết tính như thế nào. Hãy cùng Ahamove giải đáp tiền cước là gì và cách tính cước phí vận chuyển đơn giản, dễ dàng nhé!
1. Tiền cước vận chuyển là gì?
Cước vận chuyển, hay phí vận chuyển, là khoản chi phí mà người gửi hàng phải trả cho đơn vị vận chuyển để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ nơi xuất phát đến địa điểm nhận. Mức phí này thường được tính dựa trên các yếu tố quan trọng như trọng lượng, kích thước của hàng hóa, khoảng cách giữa hai điểm, phương thức vận chuyển được lựa chọn, và thời gian giao hàng mong muốn.
Nó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng. Hiểu rõ cách tính toán cước vận chuyển cũng như các yếu tố ảnh hưởng phí vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và quan trọng nhất là tạo sự hài lòng cho khách hàng.

1.2. Các thành phần của tiền cước
Tiền cước vận chuyển được tạo nên từ 7 yếu tố chính sau:
1.2.1. Trọng lượng hàng hóa
Cước phí phụ thuộc vào trọng lượng thực tế (kg) hoặc trọng lượng quy đổi từ kích thước hàng hóa (thể tích). Các mặt hàng nhẹ nhưng chiếm nhiều diện tích đều ảnh hưởng đến mức cước phí và cách tính.
1.2.2. Kích thước hàng hóa
Những mặt hàng có kích thước lớn, cồng kềnh thường làm tăng chi phí do chiếm nhiều không gian vận chuyển. Hiện nay các đơn vị vận chuyển áp dụng song song cả 2 cách tính cước bao gồm cước phí theo trọng lượng thực tế và cước phí theo trọng lượng quy đổi.
1.2.3. Khoảng cách vận chuyển
Hiện nay, hầu hết các đơn vị vận chuyển đều áp dụng mức phí theo từng khoảng cách nhất định, thường tính theo số km. Đặc biệt, với những quãng đường xa hơn, khách hàng thường nhận được mức ưu đãi tốt hơn về chi phí trên mỗi km, giúp tối ưu ngân sách khi vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường dài.
1.2.4. Phương thức vận chuyển
Mỗi phương thức vận tải (đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không) có mức chi phí khác nhau. Đường bộ là lựa chọn phổ biến nhờ chi phí hợp lý và tính linh hoạt, trong khi đường hàng không đáp ứng yêu cầu giao hàng nhanh nhưng chi phí cao.
1.2.5. Thời gian giao hàng
Dịch vụ giao hàng tiêu chuẩn thường có mức phí thấp hơn so với các hình thức giao hàng hỏa tốc hoặc giao hàng theo yêu cầu thời gian cụ thể. Điều này xuất phát từ nguyên tắc chi phí vận chuyển tỉ lệ thuận với tốc độ giao hàng – thời gian càng ngắn, mức phí càng cao.
1.2.6. Loại hàng hóa
Các mặt hàng đặc biệt như dễ vỡ, nguy hiểm, hoặc cần điều kiện bảo quản riêng (ví dụ: hàng đông lạnh) sẽ phát sinh thêm phụ phí nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
1.2.7. Phí phụ thu
Trong quá trình vận chuyển, ngoài cước phí chính, một số khoản phụ thu có thể được áp dụng nhằm đảm bảo chi phí vận hành hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế. Dưới đây là 5 khoản phụ thu phổ biến bao gồm:
- Phí nhiên liệu: Điều chỉnh tùy thuộc vào giá xăng dầu.
- Phí cầu đường: Áp dụng trên các tuyến đường có trạm thu phí.
- Phụ phí vùng sâu, vùng xa: Tăng chi phí khi vận chuyển đến các khu vực khó tiếp cận.
- Phí bốc xếp: Tính thêm nếu cần nhân lực hỗ trợ.

2. Cách tính cước vận chuyển theo từng phương thức
Để tính toán cước phí chính xác và phù hợp, bạn cần hiểu rõ cách thức áp dụng cho từng loại hình vận tải dưới đây:
2.1. Cước vận chuyển đường bộ
Cước phí đường bộ được tính dựa trên 2 yếu tố chính là khối lượng hàng hóa và đơn giá vận chuyển, cụ thể:
Cước phí = Khối lượng hàng hóa x Đơn giá vận chuyển
Trong đó:
Khối lượng hàng hóa: (Đơn vị vận chuyển sẽ lấy giá trị nào lớn hơn để tính chi phí tổng)
- Hàng có kích thước nhỏ: Tính theo trọng lượng thực tế (kg).
- Hàng cồng kềnh có kích thước nhỏ: Trọng lượng quy đổi theo công thức: (Dài x Rộng x Cao cm)/5000 (đơn vị: kg)
Đơn giá vận chuyển: Được xác định dựa trên khoảng cách và khu vực nhận hàng.
Ví dụ: Bạn có một kiện hàng nặng 10kg, kích thước 50cm x 40cm x 30cm. Trọng lượng quy đổi sẽ là 12kg. Do đơn vị vận chuyển sẽ lấy trọng lượng nào cao hơn để tính, nên với đơn giá vận chuyển là 20.000 đồng/kg, cước phí sẽ là:
Cước phí = 12 x 20.000 = 240.000 VND.
Tải ứng dụng thuê xe vận chuyển hàng hóa, Tại Ahamove, cước vận chuyển đường bộ trung bình dao động từ 15.000 VND - 19.677 VND/km, tùy thuộc vào khoảng cách và loại hàng hóa.
2.2. Cước vận chuyển đường hàng không
Nếu bạn cần giao hàng siêu tốc hoặc vận chuyển các mặt hàng giá trị cao, đường hàng không là lựa chọn không thể thay thế. Cước phí đường hàng không được tính dựa trên hai yếu tố chính:
- Trọng lượng thực tế (KGS): Là cân nặng của kiện hàng bao gồm cả bao bì.
- Số khối (CBM): Tính theo công thức:
(Dài x Rộng x Cao cm) (đơn vị: m3).
Quy tắc áp dụng:
- Tỷ lệ chuyển đổi số khối (CBM) sang trong lượng quy đổi trong vận chuyển đường hàng không: 1 CBM = 167 Kg
- Nếu trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng quy đổi, cước phí tính theo trọng lượng thực tế.
- Nếu trọng lượng quy đổi lớn hơn trọng lượng thực tế, phí sẽ dựa trên trọng lượng quy đổi.
Công thức chung:
Cước phí = Đơn giá x Khối lượng (KGS hoặc CBM)
Ví dụ: Một kiện hàng nặng 8kg, kích thước 60cm x 40cm x 40cm (trọng lượng quy đổi = 19,2kg). Với đơn giá vận chuyển là 120.000 đồng/kg, ta có:
CBM = (60cm x 40cm x 40cm) / 1.000.000 = 0,096 CBM
Quy đổi sang trọng lượng tương đương (theo công thức trọng lượng thể tích):
(CBM x 5000) = 0,096 x 5000 = 19,2 kg
Mà trọng lượng lô hàng:
- Trọng lượng thực tế: 8kg
- Trọng lượng quy đổi: 19,2kg
Dễ dàng nhận thấy:
19,2kg (trọng lượng quy đổi) > 8kg (trọng lượng thực tế)
=> Giá vận chuyển hàng hóa sẽ được tính theo trọng lượng quy đổi. Vậy đơn giá vận chuyển là:
19,2 x 120.000 = 2.304.000 VND
Trên thị trường hiện nay, cước vận chuyển đường hàng không trung bình dao động từ 29.000 VND - 40.000 VND/km, tùy thuộc vào khoảng cách và loại hàng hóa.
2.3. Cước vận chuyển đường biển
Cước phí đường biển được tính dựa trên 2 yếu tố là trọng lượng thực tế và thể tích kiện hàng.
chính:
- Trọng lượng thực tế (KGS): Là cân nặng của kiện hàng bao gồm cả bao bì.
- Số khối (CBM): Tính theo công thức: Dài x Rộng x Cao cm (đơn vị: cm3).
Quy tắc áp dụng:
- Tỷ lệ chuyển đổi số khối (CBM) sang trong lượng quy đổi trong vận chuyển đường biển: 1 CBM = 1000 kg
- Áp dụng so sánh giữa trọng lượng thực tế và số khối, tương tự cách tính tiền cước đường bộ, chọn thông số lớn hơn để tính tiền cước
Công thức chung:
Cước phí = Đơn giá x Khối lượng (KGS hoặc CBM)
Trên thị trường hiện nay, cước vận chuyển đường biển trung bình dao động từ 19.000 VND - 26.000 VND/km, tùy thuộc vào khoảng cách và loại hàng hóa.
Ví dụ: Một kiện hàng có trọng lượng 2 tấn, thể tích 5 CBM, đơn giá vận chuyển là 1.200.000 VND/CBM. ta có 1 CBM = 1 tấn (1000 kg)
- Quy đổi sang CBM tương đương: 5 x 1.000 = 5.000 kg
- Trọng lượng lô hàng: Trọng lượng thực tế: 2 tấn = 2.000 kg
Dễ dàng nhận thấy: 5.000 (trọng lượng quy đổi) > 2.000 (trọng lượng thực tế) do đó giá vận chuyển hàng hóa sẽ được tính theo mức CBM (thể tích).
Đơn giá vận chuyển: Cước phí = 5 CBM x 1.200.000 = 6.000.000 VND
2.4. Cước vận chuyển đường sắt
Cước phí đường sắt cũng được tính dựa trên 2 yếu tố là trọng lượng thực tế và thể tích kiện hàng.
chính:
- Trọng lượng thực tế (KGS): Là cân nặng của kiện hàng bao gồm cả bao bì.
- Số khối (CBM): Tính theo công thức: Dài x Rộng x Cao cm (đơn vị: cm3).
Quy tắc áp dụng:
- Tỷ lệ chuyển đổi số khối (CBM) sang trong lượng quy đổi trong vận chuyển đường sắt: 1 CBM = 1000 kg
- Nếu trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng quy đổi, cước phí tính theo trọng lượng thực tế.
- Nếu trọng lượng quy đổi lớn hơn trọng lượng thực tế, phí sẽ dựa trên trọng lượng quy đổi.
Công thức chung:
Cước phí = Đơn giá x Khối lượng (KGS hoặc CBM)
Trên thị trường hiện nay, cước vận chuyển đường sắt trung bình dao động từ 9.900 VND - 17.000 VND/km, tùy thuộc vào khoảng cách và loại hàng hóa.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền cước vận chuyển
Việc nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiền cước không chỉ giúp khách hàng kiểm soát chi phí mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành. Dưới đây là 4 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tiền cước vận chuyển.

3.1. Trọng lượng và kích thước hàng hóa
Trọng lượng và kích thước hàng hóa là yếu tố đầu tiên được xem xét khi tính cước. Các đơn vị vận chuyển thường áp dụng hai loại trọng lượng: trọng lượng thực tế và trọng lượng quy đổi.
Trọng lượng thực tế áp dụng cho các mặt hàng nặng nhưng nhỏ gọn, trong khi trọng lượng quy đổi (dựa trên kích thước) dành cho các mặt hàng cồng kềnh, chiếm nhiều không gian dù nhẹ (lưu ý, đơn vị tính giá cuối cùng bằng cách so sánh cả hai, tính theo khối lượng lớn hơn). Ví dụ, một kiện hàng nhẹ khoảng 5-6kg nhưng kích thước lớn 60x40x40cm thì trọng lượng quy đổi lên đến ~18kg. Nên giá trị vận chuyển sẽ tính theo trọng lượng quy đổi.
Cách tính này giúp người gửi hàng hiểu rõ cách thức định giá, từ đó ước tính chi phí vận chuyển một cách chính xác. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ người gửi lựa chọn phương thức đóng gói phù hợp, tối ưu chi phí và đảm bảo tính minh bạch khi so sánh giữa các loại hàng hóa khác nhau.
2.2. Khoảng cách vận chuyển
Khoảng cách giữa điểm gửi và điểm nhận là yếu tố quan trọng thứ 2 ảnh hưởng đến tiền cước. Với quãng đường xa từ 30km, chi phí tăng lên không chỉ do tiêu hao nhiên liệu mà còn bởi thời gian vận hành kéo dài và các chi phí phát sinh khoảng 10% như phí cầu đường, phí qua trạm hoặc phụ phí vùng sâu, vùng xa.
2.3. Phương thức vận chuyển
Lựa chọn phương thức vận chuyển không chỉ quyết định tốc độ giao hàng mà còn ảnh hưởng lớn đến chi phí.
- Đường bộ là phương thức phổ biến nhất trong vận tải nội địa nhờ sự linh hoạt và chi phí hợp lý. Nó phù hợp với hầu hết các loại hàng hóa và có thể kết nối các địa phương nhanh chóng.
- Đường hàng không, tuy đắt đỏ, lại là giải pháp tối ưu cho những lô hàng cần giao ngay hoặc có giá trị cao. Ngược lại, đường biển và đường sắt thường được lựa chọn cho hàng hóa khối lượng lớn, yêu cầu chi phí thấp nhưng không ưu tiên về thời gian.
2.4. Dịch vụ bổ sung
Ngoài các yếu tố chính, các dịch vụ bổ sung đi kèm cũng làm tăng đáng kể tiền cước.
- Với những lô hàng có giá trị cao hoặc dễ vỡ, bảo hiểm hàng hóa là khoản phí không thể thiếu, đảm bảo sự an tâm cho người gửi.
- Đối với các yêu cầu đặc biệt như giao hàng nhanh, bốc xếp hoặc bảo quản hàng hóa (như hàng đông lạnh, hóa chất), các đơn vị vận chuyển sẽ tính thêm phụ phí để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Ngoài ra, phụ phí vùng sâu, vùng xa hay phí qua cầu đường là những khoản phát sinh phổ biến khi vận chuyển đến những địa điểm khó tiếp cận hoặc yêu cầu hạ tầng giao thông đặc biệt.
Các dịch vụ bổ sung này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nhiều sự lựa chọn, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi người sử dụng dịch vụ phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí.
4. Những câu hỏi thường gặp về cước phí vận chuyển
Hãy để Ahamove giải đáp một số thắc mắc thường gặp của khách hàng về tiền cước là gì!
4.1 Tiền cước và phí vận chuyển có giống nhau không?
Không. Tiền cước là chi phí vận chuyển cơ bản, trong khi phí vận chuyển bao gồm cả phụ phí như bảo hiểm, phí giao hàng nhanh, hoặc phí bốc xếp.
4.2. Làm thế nào để ước tính tiền cước trước khi gửi hàng?
Bạn chỉ cần cung cấp thông tin về trọng lượng, kích thước, quãng đường và phương thức vận chuyển. Nhiều đơn vị vận chuyển như Ahamove có công cụ tính cước trực tuyến tiện lợi.
4.3. Có thể thương lượng tiền cước với đơn vị vận chuyển không?
Có, đặc biệt khi bạn vận chuyển số lượng lớn hoặc sử dụng dịch vụ thường xuyên. Các đơn vị vận chuyển thường có chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng thân thiết hoặc doanh nghiệp lớn.
Kết luận
Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về tiền cước là gì cũng như cách tính cước vận chuyển đơn giản, dễ dàng, chính xác nhất hiện nay.
Tải ngay ứng dụng Ahamove trên điện thoại hoặc liên hệ tổng đài 1900 545 411 để được tư vấn chi tiết về cước phí vận chuyển trên toàn quốc. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7, đảm bảo mọi nhu cầu vận chuyển của bạn đều được đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.