Shipper là gì? Công việc và thu nhập hấp dẫn của nghề shipper
Shipper là gì? Công việc và thu nhập hấp dẫn của nghề shipper
Shipper không chỉ đơn thuần là người giao hàng mà còn là cầu nối giúp đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay, với thời đại thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng shipper giao hàng không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đây là nghề nghiệp được nhiều người lao động lựa chọn.
Bài viết dưới đây Ahamove sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cụ thể về nghề shipper, các công việc chính, phân loại, thu nhập, các tiêu chí cần có.
1. Nghề shipper là gì?
Nghề shipper hay còn gọi là người giao hàng là hình thức cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ người bán/người gửi đến tay người mua/người nhận. Trong bối cảnh sự gia tăng mua hàng online ngày càng cao, do đó shipper đặt và giao nhận online thông qua shipper là một hoạt động diễn ra hằng ngày. Shipper là người gặp trực tiếp khách hàng và là người ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm thực tế, sự hài lòng của khách hàng.

2. Các công việc chính của shipper trong một ngày làm việc
Một ngày làm việc của shipper có thể khá bận rộn và đa dạng tùy thuộc vào hình thức làm việc. Tuy nhiên, một hành trình làm việc trong ngày của shipper sẽ bao gồm:
1. Kiểm tra đơn hàng:
- Shipper đăng nhập vào ứng dụng hoặc hệ thống giao hàng để xem danh sách đơn hàng trong ngày.
- Phân loại đơn hàng theo khu vực và mức độ ưu tiên (hàng cần giao gói hàng có yêu cầu đặc biệt, hàng COD, v.v.).
- Lên kế hoạch lộ trình giao hàng tối ưu dựa trên khoảng cách, điều kiện giao thông, và thời gian yêu cầu.
2. Đến điểm lấy hàng:
- Tới địa điểm tập kết (kho hàng hoặc người bán) theo lịch hẹn.
- Kiểm tra kỹ số lượng và chất lượng hàng hóa:
- Đảm bảo hàng hóa không bị rách, vỡ, hoặc thiểu số lượng.
- Đối với hàng thực phẩm: Kiểm tra hạn sử dụng và tình trạng bảo quản.
- Đối với hàng dễ vỡ: Kiểm tra kỹ đóng gói và nhãn mác cảnh báo.
- Ký xác nhận đã nhận hàng đầy đủ từ phía người bán/kho hàng.
3. Chuẩn bị vật tư:
- Trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ giao hàng:
- Túi giữ nhiệt (nếu giao thực phẩm).
- Băng keo, dây buộc hoặc túi nhựa để bảo vệ hàng.
- Kiểm tra phương tiện giao thông: Xăng lốp xe phanh và các vật dụng cần thiết (nón bảo hiểm, áo mưa, vv.).
1. Giao hàng theo lộ trình:
- Tiến hành giao hàng cho khách hàng theo thứ tự đã lên kế hoạch.
- Liên hệ trước với khách hàng trước khi giao hàng để xác nhận sự có mặt và tránh trường hợp giao không thành,
- Xử lý các đơn hàng COD:
- Thu tiền mặt từ khách hàng, kiểm tra và đối chiếu với thông tin đơn hàng.
- Đảm bảo tiền COD được ghi chép và bảo quản cẩn thận.
2. Giải quyết các vấn đề phát sinh:
- Trường hợp khách không nhận hàng: Ghi lại lý do và cập nhật lên hệ thống giao hàng.
- Hàng hóa hư hồng: Báo cáo ngay cho người quản lý và thực hiện hướng dẫn xử lý.
- Giao sai địa chỉ: Liên hệ khách hàng hoặc quản lý để xác định lại thông tin.
2. Báo cáo công việc:
- Cập nhật hệ thống: Xác nhận các đơn hàng đã giao, các đơn hàng chưa giao thành công và lý do.
- Báo cáo thu tiền COD (nếu có):
- Đối chiếu số tiền thu được với hệ thống.
- Gửi tiền mặt cho người quản lý hoặc công ty theo quy định.
3. Quay về điểm tập kết:
- Trả lại các đơn hàng không giao thành công, kèm lý do cụ thể (khách không nhận, sai địa chỉ, vv).
- Hoàn tất các thủ tục cần thiết
- Kỳ xác nhận tình trạng hàng hóa hoàn trả.
- Nộp báo cáo công việc trong ngày.
- Bảo quản và kiểm tra phương tiện để chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo.
3. Phân loại các hình thức làm việc của shipper
Thực tế, mỗi hình thức làm việc của shipper sẽ khác nhau. Dưới đây là những đặc điểm, tính chất công việc cụ thể như sau:
3.1 Shipper tự do
Shipper tự do hoạt động độc lập, tự tìm kiếm khách hàng hoặc nhận đơn hàng qua các kênh online, mạng xã hội... Shipper tự do không trực thuộc bất kỳ công ty vận chuyển nào, tự quản lý thời gian làm việc và thu nhập.
Có thể phân hình thức shipper này thành 2 hình thức nhỏ hơn:
- Shipper tự do: Đây là công việc chính, là nguồn thu nhập chính của họ
- Shipper bán tự do: Đây là công việc làm thêm sau công việc chính, là nguồn thu nhập thứ 2
Hình thức làm việc này phù hợp với sinh viên, người nội trợ hoặc những người muốn kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm chính. Ưu điểm là thời gian linh hoạt, chủ động, nhưng nhược điểm là thu nhập không ổn định, rủi ro cao và thiếu chế độ bảo hiểm.

3.2 Shipper công nghệ
Shipper công nghệ là những người làm việc thông qua các ứng dụng giao hàng trực tuyến và phải đăng ký tài khoản trên ứng dụng, nhận đơn hàng từ hệ thống và giao hàng theo yêu cầu. Hình thức này mang lại sự tiện lợi và an toàn trong thanh toán. Tuy nhiên, shipper cần có điện thoại thông minh và phải chia sẻ một phần hoa hồng cho ứng dụng.

3.3 Shipper chuyên nghiệp
Shipper chuyên nghiệp làm việc chính thức cho các công ty vận chuyển, có hợp đồng lao động và hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm được đào tạo bài bản, có lộ trình công việc rõ ràng và cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, công việc thường có tính chất khắt khe về thời gian và yêu cầu cao về hiệu quả.

4. Thu nhập của shipper tại Việt Nam là bao nhiêu?
Thu nhập của shipper phụ thuộc vào số lượng và loại đơn hàng. Đơn hàng nội thành thường mang lại từ 15.000 - 25.000 đồng/đơn, trong khi đơn hàng liên quận hoặc liên tỉnh có mức thu nhập cao hơn, từ 30.000 - 50.000 đồng/đơn. Trung bình, shipper giao từ 15-20 đơn/ngày, với thu nhập khoảng 200.000 - 400.000 đồng/ngày tùy thuộc vào loại đơn. Về thu nhập hàng tháng, một shipper chuyên nghiệp thường kiếm được từ 8-10 triệu đồng/tháng và có thể đạt tới 15 triệu đồng/tháng nếu làm việc đều đặn và nhận số lượng đơn lớn hơn.
5. Tiêu chí cần có của một shipper
Để trở thành một shipper giao được nhiều đơn với mức thu nhập hấp dẫn nhất, yêu cầu một shipper cần đáp ứng 2 tiêu chí sau:
Về kỹ năng
- Có khả năng quản lý thời gian tốt.
- Có thể xem được bản đồ và biết nhiều điểm đến.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo trong xử lý tình huống.
- Khi có vấn đề xảy ra shipper cần có kỹ năng giải quyết tình huống hiệu quả.
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong việc kiểm tra và bảo quản hàng hóa.
Về điều kiện
- Sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc.
- Phương tiện di chuyển (xe máy) và có giấy tờ hợp lệ.
- Điện thoại thông minh có kết nối internet.
- Tuân thủ đúng luật giao thông.
Để trở thành shipper cần đáp ứng tốt các kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp và có sức khỏe tốt
6. Các câu hỏi thường gặp khi làm shipper
Một số câu hỏi liên quan khi làm nghề shipper mà nhiều người thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Câu 1: Nghề shipper có phù hợp cho phụ nữ không?
Nghề shipper phù hợp cho phụ nữ nếu bạn đáp ứng được các tiêu chí về sức khỏe, kỹ năng và có phương tiện di chuyển.
Câu 2: Shipper cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng ký làm việc trên các ứng dụng?
Shipper cần chuẩn bị các loại giấy tờ khi đăng ký làm việc trên các ứng dụng như CMND/CCCD, bằng lái xe, giấy đăng ký xe, và một số giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của từng ứng dụng.
Câu 3: Có nên đầu tư xe máy mới để làm shipper?
Khi làm shipper bạn chỉ cần có phương tiện di chuyển để giao hàng, do đó việc đầu tư xe máy mới để làm shipper còn tùy thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng. Bạn vẫn có thể cân nhắc xe cũ nhưng chất lượng đảm bảo tốt để tiết kiệm chi phí.
Câu 4: Shipper có thể giao hàng xuyên tỉnh không?
Shipper có thể giao hàng xuyên tỉnh, nhưng thường yêu cầu kinh nghiệm và sự am hiểu về đường xá.
Bài viết trên Ahamove đã giúp bạn giải đáp định nghĩa shipper là gì. Nhìn chung, để trở thành một shipper bạn cần trang bị đầy đủ kỹ năng, thái độ làm việc chuyên nghiệp và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân. Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu nào về dịch vụ giao hàng nhanh chóng, tiện lợi hãy liên hệ ngay Ahamove qua hotline 1900 545 411 để được tư vấn miễn phí.