Cách Bắt Đầu Kinh Doanh Đồ Ăn Vặt Lãi Cao, Nhanh Lời
Cách Bắt Đầu Kinh Doanh Đồ Ăn Vặt Lãi Cao, Nhanh Lời
Theo một số báo cáo thị trường, nhu cầu chi tiêu cho ẩm thực và đặc biệt là đồ ăn vặt tại Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP.HCM, cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của ngành hàng này. Vì vậy, kinh doanh đồ ăn vặt hiện đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn nhờ vào tiềm năng sinh lời lớn và chi phí đầu tư thấp. Với nhu cầu tiêu thụ cao, đặc biệt từ giới trẻ, đây là mô hình có khả năng sinh lời cao và dễ triển khai, mang lại cơ hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, người kinh doanh cần có chiến lược dài hạn..
Trong bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về ưu và nhược điểm khi kinh doanh đồ ăn vặt, kinh doanh đồ ăn vặt có lãi không? Vốn đầu tư bao nhiêu? Cùng các bước kinh doanh đồ ăn vặt thành công.
1. Kinh doanh đồ ăn vặt có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Trước khi quyết định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh đồ ăn vặt, việc nắm rõ những ưu thế và thách thức của mô hình này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và chuẩn bị tốt hơn cho hành trình khởi nghiệp.
Ưu điểm nổi bật:
- Nguồn vốn đầu tư thấp: Với vốn đầu tư thấp, bạn hoàn toàn có thể chỉ cần một chiếc xe đẩy hoặc quầy nhỏ ở vỉa hè là đủ để bạn kinh doanh ổn định, phù hợp với nhiều đối tượng có nguồn lực tài chính hạn chế.
- Thị trường nhu cầu cao: Với thói quen ăn vặt phổ biến của người Việt, đặc biệt là giới trẻ, thị trường luôn có nhu cầu ổn định và sở hữu tiềm năng tăng trưởng tốt.
- Lợi nhuận cao: Kinh doanh đồ ăn vặt có tiềm năng sinh lời cao, với tỷ suất lợi nhuận gộp có thể đạt từ 40-60% trong điều kiện kinh doanh thuận lợi.
- Đa dạng sản phẩm: Có thể kinh doanh nhiều loại từ bánh kẹo, nước uống đến các món ăn nhanh, dễ dàng thay đổi theo xu hướng.
Nhược điểm cần lưu ý:
- Cạnh tranh gay gắt: Thị trường đông đúc với nhiều đối thủ, việc tạo điểm khác biệt và xây dựng thương hiệu riêng là thách thức lớn.
- Rủi ro pháp lý: Dễ mắc phải những vấn đề về an toàn thực phẩm, nguy cơ bị "phốt" trên mạng xã hội hoặc kiểm tra đột xuất từ cơ quan chức năng. Nếu kinh doanh trên vỉa hè, bạn sẽ chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng như trật tự đô thị.
- Vấn đề vệ sinh: Yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện bảo quản, chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu biến động: Giá cả thay đổi liên tục, cùng với tỷ lệ hao hụt, hư hỏng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận.
- Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Sở thích khách hàng thay đổi nhanh, đòi hỏi liên tục cập nhật và đổi mới sản phẩm.

2. Kinh doanh đồ ăn vặt có lãi không?
Kinh doanh đồ ăn vặt hoàn toàn có lãi với tỷ suất lợi nhuận trung bình từ 40-60%. Với một kế hoạch tốt, bạn có thể thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng.Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn, nhưng lĩnh vực này có tiềm năng sinh lời nhanh chóng nhờ vào nhu cầu tiêu thụ lớn và liên tục từ khách hàng, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư và các thành phố lớn.
Với chi phí nguyên liệu được tối ưu, bạn có thể định giá bán cao hơn nhiều lần so với giá vốn hàng bán, tạo ra biên lợi nhuận gộp hấp dẫn. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng sẽ phụ thuộc vào việc quản lý các chi phí vận hành khác. Nếu lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng và sử dụng mạng xã hội để tiếp cận đối tượng mục tiêu, bạn có thể tăng trưởng nhanh chóng và đạt được lợi nhuận cao. Đồng thời để thành công lâu dài, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, người kinh doanh cần chú trọng đến việc xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng
3. Kinh doanh đồ ăn vặt cần chuẩn bị những gì?
Trước khi kinh doanh đồ ăn vặt thì bạn cần chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh độc đáo và từ đó lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt, học cách quản lý và thu hút khách hàng và cuối cùng sử dụng công cụ marketing quảng bá cửa hàng hiệu quả. Dưới đây là chi tiết khi bạn kinh doanh đồ ăn vặt:
3.1 Lên ý tưởng kinh doanh
Bước đầu tiên để thành công trong kinh doanh đồ ăn vặt là xây dựng ý tưởng độc đáo và có sức hút mạnh mẽ. Việc định hình rõ ràng concept kinh doanh sẽ giúp bạn tạo ra điểm khác biệt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
- Xác định sản phẩm thế mạnh: Lựa chọn 2-3 món signature phù hợp với sở thích địa phương như bánh tráng nướng, chè, trà sữa hay các món fusion mới lạ. Tập trung hoàn thiện công thức như món ăn, nước sốt, topping để tạo hương vị riêng biệt, khó sao chép. Bạn có thể áp dụng công thức 3C Công thức (nước sốt, cách tẩm ướp), Combo (kết hợp các món), Cách đóng gói (bao bì độc đáo, tiện lợi) để tạo thế mạnh cho quán.
Ví dụ: "Công thức sốt bơ trứng muối độc quyền", "Combo xem phim cuối tuần", "Hộp giấy chống thấm dầu có logo riêng".
- Đặt tên quán thu hút, ấn tượng: Tên quán nên ngắn gọn, dễ nhớ và phản ánh đặc trưng sản phẩm. Ví dụ: "Góc Nhỏ Yêu Thương", "Ăn Vặt 24/7", "Sweet Corner" để tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng.
- Tạo thương hiệu riêng cho quán: Thiết kế logo, màu sắc nhận diện thống nhất từ bảng hiệu, đồng phục đến bao bì. Xây dựng slogan catchy và story thương hiệu để khách hàng dễ dàng ghi nhớ và chia sẻ.

3.2 Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh chi tiết là nền tảng quan trọng giúp bạn vận hành hiệu quả và tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây là chi tiết lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt:
- Xác định đối tượng khách hàng: Phân tích cụ thể độ tuổi, thu nhập, thói quen tiêu dùng của target customer. Học sinh - sinh viên (15-25 tuổi), nhân viên văn phòng (25-35 tuổi) hay gia đình có trẻ em là những phân khúc tiềm năng.
- Lựa chọn vị trí kinh doanh phù hợp: Ưu tiên các khu vực đông dân cư như gần trường học, khu văn phòng, chung cư, khu vui chơi. Đánh giá lưu lượng người qua lại, mức giá thuê và khả năng cạnh tranh trong khu vực.
- Xác định chi phí đầu tư: Tính toán chi tiết từ tiền thuê mặt bằng, trang thiết bị, nguyên vật liệu đến chi phí marketing. Dự phòng ít nhất 20% ngân sách cho các phát sinh bất ngờ.
- Tạo ấn tượng bằng thực đơn: Thiết kế menu bắt mắt với hình ảnh sống động, mô tả hấp dẫn và giá cả hợp lý. Sắp xếp món ăn theo nhóm, highlight các món đặc biệt để kích thích mua sắm.

3.3 Học cách thu hút khách hàng
Việc quản lý hiệu quả và thu hút khách hàng là yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh. Tạo dựng môi trường kinh doanh chuyên nghiệp sẽ giúp xây dựng lòng tin và sự trung thành từ khách hàng.
- Trang trí quán thu hút: Với đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ nên thiết kế không gian ấm cúng với ánh sáng vừa phải, màu sắc hài hòa và bố trí hợp lý. Tạo góc check-in đẹp mắt để khách hàng “sống ảo” từ đó lan truyền thương hiệu tự nhiên.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Lựa chọn nguồn hàng kỹ lưỡng, rõ ràng và thực hiện checklist hàng ngày gồm: vệ sinh dụng cụ chế biến, kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh, thay nước sạch, khử trùng bề mặt tiếp xúc thực phẩm. Đảm bảo nhân viên đeo khẩu trang, găng tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?
Để mở một quán ăn vặt, tùy vào từng mô hình số vốn cần thiết dao động từ 5-20 triệu với mô hình xe đẩy/bán online và từ 35-150 triệu đồng với mô hình quán nhỏ (có mặt bằng). Tuy nhiên, nếu bạn có ý định mở mô hình quán nhỏ (có mặt bằng) thì dưới đây là chi tiết từng chi phí.
4.1 Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí có thể dao động từ 7-20 triệu đồng/tháng cho một mặt bằng nhỏ. Đối với các vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố, chi phí có thể từ 30 triệu đồng trở lên. Đây là khoản chi phí cố định hàng tháng nên cần cân nhắc kỹ để đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính và mô hình kinh doanh.
4.2 Chi phí nguyên vật liệu
Dao động từ 10-20 triệu đồng mỗi tháng cho các loại nguyên liệu thực phẩm, gia vị, và vật tư tiêu hao như bao bì, hộp đựng, túi nilon. Khoản chi phí này tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và loại đồ ăn vặt bạn dự định bán, cần tính toán kỹ lưỡng để tránh lãng phí và đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm.
4.3 Chi phí mua sắm trang thiết bị
Khoảng 10-30 triệu đồng sẽ được đầu tư cho các thiết bị cơ bản như bếp, nồi, xoong, chảo, lò vi sóng, tủ lạnh, máy pha chế đồ uống (nếu có), bàn ghế, quạt, điều hòa, và thiết bị bán hàng (máy tính tiền, POS). Đây là khoản đầu tư một lần nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả vận hành.
4.4 Chi phí marketing ban đầu
Khoảng 2-6 triệu đồng sẽ được sử dụng cho thiết kế logo, bảng hiệu, in ấn menu, tờ rơi, chụp ảnh sản phẩm và chi phí quảng cáo online. Đây là khoản đầu tư cần thiết để xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng ngay từ giai đoạn đầu, tạo nền tảng để phát triển lượng khách hàng ổn định.
4.5 Chi phí nhân sự
Chi phí nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng tại quán ăn vặt. Tùy vào quy mô quán, chi phí nhân sự sẽ có sự điều chỉnh, nhưng đối quy mô nhỏ và trung thì:
- Nhân viên part-time: Thường có thể thuê nhân viên part-time với mức lương dao động từ 2-3 triệu đồng/người/tháng cho mỗi nhân viên phục vụ.
- Nhân viên toàn thời gian: Đối với nhân viên làm toàn thời gian, mức lương trung bình sẽ rơi vào khoảng 7 triệu đồng/người/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và công việc yêu cầu.
Vào các giờ cao điểm hoặc dịp lễ, khi lượng khách tăng lên, đội ngũ nhân viên cần làm việc linh hoạt và phối hợp hiệu quả để đảm bảo phục vụ nhanh chóng và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
5. Kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn vặt hiệu quả cho người mới
5.1 Luôn cập nhật món ăn theo xu hướng
Thị trường đồ ăn vặt luôn thay đổi với các xu hướng mới, vì vậy cập nhật và đưa vào menu những món đang "hot" là cách hiệu quả để thu hút khách hàng. Bạn có thể theo dõi các kênh mạng xã hội về ẩm thực, thử nghiệm các phiên bản riêng cho món ăn thịnh hành và tổ chức buổi thử món mới để lấy ý kiến khách hàng. Tuy nhiên, không nên quá phụ thuộc vào xu hướng, hãy giữ vững những món "best-seller" để đảm bảo sự ổn định. Kết hợp món mới với món truyền thống để tạo sự khác biệt và thu hút thêm khách.
5.2 Xây dựng quy trình đóng gói và giao hàng thuận tiện
Để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bạn nên đảm bảo khâu quy trình đóng gói thật thu hút và đẹp mắt đảm bảo chất lượng món ăn khi đến tay người tiêu dùng. Đồng thời quy trình đặt hàng cần đơn giản và rõ ràng, giúp khách dễ dàng đặt món mà không gặp rắc rối. Cung cấp các hình thức thanh toán linh hoạt như tiền mặt, chuyển khoản và ví điện tử giúp tăng tính tiện lợi. Bên cạnh đó, nếu bán online, bạn nên hợp tác với các đơn vị giao hàng uy tín để đảm bảo giao nhanh chóng và đúng hẹn, đồng thời xây dựng dịch vụ giao hàng nhanh chóng với

5.3 Kết hợp kinh doanh online
Kết hợp với kinh doanh đồ ăn vặt online không chỉ tăng doanh thu mà còn giúp tiếp cận khách hàng rộng khắp. Tận dụng sức mạnh của social media bằng cách tạo content hấp dẫn trên Facebook, Instagram và TikTok với những video review, clip chế biến món ăn hoặc chia sẻ câu chuyện thương hiệu.
Đồng thời, đăng ký tham gia các ứng dụng đặt đồ ăn phổ biến như Grab Food, Shopee Food,... để tiếp cận trực tiếp khách hàng có nhu cầu order tại nhà. Kết hợp chạy ads có mục tiêu và tương tác tích cực với khách hàng qua bình luận, tin nhắn để xây dựng cộng đồng trung thành. Việc này không chỉ giúp tăng doanh số mà còn tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
5.4 Áp dụng các chiến lược khuyến mãi, ưu đãi
Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi sẽ kích thích nhu cầu mua hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu: triển khai chương trình "Mua 1 tặng 1" vào các ngày trong tuần có thể giúp thu hút khách hàng vào những ngày vắng khách và tạo sự chú ý với mức giá hấp dẫn, áp dụng giảm giá đặc biệt cho sinh viên và học sinh, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để khuyến khích mua hàng lặp học. Đồng thời tổ chức các minigame hấp dẫn trên mạng xã hội để tăng tương tác và thu hút khách hàng mới tiềm năng.
5.5 Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh
Việc sử dụng phần mềm quản lý không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong công tác quản lý, mà còn giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng và tăng trưởng lợi nhuận. Dưới đây là 7 lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý trong kinh doanh đồ ăn vặt:
- Lên order nhanh chóng
- Không sai sót, nhầm lẫn order
- Thanh toán chính xác, nhanh chóng
- Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc
- Quản lý nhân viên hiệu quả
- Tích hợp giao đồ ăn
- Quản lý kho và phân tích lợi nhuận
Với những lợi ích này, bạn sẽ dễ dàng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng và quản lý hoạt động quán ăn một cách thông minh và hiệu quả hơn.
6. Top món ăn vặt dễ kinh doanh và tiềm năng
Dưới đây là 10 món ăn mà bạn có thể tham khảo phù hợp với GenZ và dễ làm khi bắt mới bắt đầu kinh doanh đồ ăn vặt:
- Bánh tráng trộn: Vốn nguyên liệu thấp, dễ chế biến, là món ăn vặt "quốc dân" không bao giờ lỗi thời.
- Cá viên chiên/Phô mai que: Món ăn quen thuộc trước cổng trường, thu hút lượng lớn học sinh, sinh viên với nhu cầu ổn định mỗi ngày.
- Mì cay: Vị cay nồng, đậm đà, được giới trẻ ưa chuộng, nhu cầu cao gần trường học, khu vui chơi.
- Xoài lắc/Cóc lắc chua ngọt: Chua ngọt gây nghiện, được yêu thích vào mùa hè, tụ tập bạn bè, nhu cầu cao.
- Trứng vịt lộn xào me: Chua ngọt, mới lạ, được ưa chuộng buổi tối, đặc biệt ở khu đông sinh viên, giới trẻ.

Các câu hỏi thường gặp khi kinh doanh đồ ăn vặt
Mở quán ăn vặt cần những giấy tờ gì
Nếu mở quán ăn vặt nhỏ có mặt bằng cố định, bạn bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh, xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có thể cần thêm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy và đăng ký thuế khoán tại địa phương để hoạt động hợp pháp.
Tuy nhiên đối với mô hình xe đẩy hoặc bán hàng rong, pháp luật hiện hành không yêu cầu phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhưng người bán bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, hoạt động kinh doanh này phải chấp hành các quy định về trật tự đô thị của địa phương
Cần bao lâu để thu hồi vốn khi kinh doanh đồ ăn vặt?
Thời gian thu hồi vốn khi kinh doanh đồ ăn vặt thường dao động từ 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào một số yếu tố như quy mô quán, vị trí kinh doanh, chiến lược marketing, và khả năng quản lý. Với quán nhỏ, có thể thu hồi vốn nhanh hơn nếu có lượng khách ổn định và chi phí vận hành thấp. Tuy nhiên, đối với quán lớn hoặc có đầu tư ban đầu cao, thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài từ 1 năm trở lên. Để đạt được thu hồi vốn nhanh, bạn cần duy trì chất lượng món ăn, kiểm soát chi phí tốt, và áp dụng các chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả.
Kinh doanh đồ ăn vặt là lĩnh vực tiềm năng với ưu điểm vốn đầu tư thấp, khả năng sinh lời cao và mô hình kinh doanh linh hoạt. Với những thông tin trên từ ưu và nhược điểm khi kinh doanh đồ ăn vặt, vốn đầu tư, kế hoạch khi mở quán cùng những món ăn vặt phù hợp khi kinh doanh giúp bạn kinh doanh đồ ăn vặt một cách hiệu quả.
Chất lượng thực phẩm, không gian quán và thái độ phục vụ cần được ưu tiên để tạo trải nghiệm tốt nhất. Marketing hiệu quả trên TikTok, Instagram và Facebook là chìa khóa tiếp cận Gen Z, trong khi ứng dụng công nghệ vào quản lý giúp tối ưu vận hành. Hãy bắt đầu với quy mô phù hợp và mở rộng dần - với sự sáng tạo và kiên trì, kinh doanh đồ ăn vặt sẽ mang lại lợi nhuận ổn định cho bạn.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân
- Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá hiệu quả