Top 9 sàn thương mại điện tử uy tín, bán hàng hiệu quả nhất

Sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, giúp kết nối người tiêu dùng và người bán hàng trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, và TikTok Shop cung cấp nền tảng giao dịch dễ dàng, tiện lợi, và đa dạng sản phẩm cho người dùng. Mỗi sàn đều có những tính năng và đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Bài viết sau đây là toàn bộ thông tin về Top 9 sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước cùng cách chọn lựa sàn phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy tiếp tục tham khảo bài viết trên Ahamove nhé!

1. Sàn thương mại điện tử là gì? 

"Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ trên đó." Đây khái niệm được định nghĩa theo khoản 2, điều 2 của Thông tư 46/2010/TT-BCT.

Điều này có nghĩa là, trên một nền tảng website, người dùng có thể thực hiện nhiều hoạt động trực tuyến như giao dịch, mua bán, đấu giá, hợp tác thiết kế,... Sàn thương mại điện tử ngày càng quan trọng trong nền kinh tế số, thúc đẩy giao dịch trực tuyến và giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí. Với sự phát triển công nghệ, các nền tảng như Shopee, TikTok Shop, Lazada đang trở thành lựa chọn phổ biến, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số và nhiều ngành phát triển.

Các sàn thương mại điện tử
Trên cùng một nền tảng website, người dùng có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến, trao đổi, buôn bán, đấu giá, đấu thầu và hợp tác thiết kế (Ảnh sưu tầm Internet)

2. Top 9 sàn thương mại điện tử là "ông lớn" ở Việt Nam và quốc tế

Các sàn thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, Lazada tại Việt Nam và Amazon, eBay, Alibaba quốc tế đang chiếm lĩnh thị trường, mang đến sự thuận tiện cho người tiêu dùng và các nhà bán lẻ. Dưới đây là chi tiết 9 nên tảng bản nên tham khảo: 

2.1 Shopee

Shopee là một nền tảng thương mại điện tử được thành lập vào năm 2015 tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA Limited. Đây là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á, với sự phát triển mạnh mẽ nhờ vào giao diện thân thiện, đa dạng ngành hàng và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Shopee cung cấp đa dạng ngành hàng: từ điện tử, thời trang, đồ gia dụng đến thực phẩm, mỹ phẩm, v.v. Nền tảng này còn phát triển mảng bán hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và mở rộng sang dịch vụ thanh toán ShopeePay và giao đồ ăn ShopeeFood.

 Shopee sử hữu giao diện thân thiện với người dùng, các tính năng tương tác như trò chơi, livestream và chat trực tiếp. Shopee nổi tiếng với các sự kiện khuyến mãi lớn "9.9", "10.10", "11.11", "12.12" với nhiều flash sale và voucher. ShopeePay hỗ trợ thanh toán an toàn, trong khi Shopee Guarantee bảo vệ người mua. Miễn phí vận chuyển là chiến lược marketing hiệu quả giúp Shopee thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà bán hàng trên Shopee, dẫn đến sự cạnh tranh rất cao giữa các người bán. Bên cạnh đó, phí hoa hồng cao ở Shopee khá cao, điều này có thể gây áp lực tài chính cho những người bán nhỏ, giảm lợi nhuận của họ.

Sàn thương mại điện tử là gì
Shopee đang là sàn thương mại lớn nhất tại Việt Nam trong suốt nhiều năm qua (Ảnh sưu tầm Internet)

2.2 TikTok Shop

TikTok Shop là nền tảng thương mại điện tử tích hợp trên ứng dụng mạng xã hội TikTok, ra mắt năm 2021. Phát triển bởi ByteDance (trụ sở tại Bắc Kinh), TikTok Shop đã mở rộng nhanh chóng tại Đông Nam Á, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nền tảng này tiên phong kết hợp giải trí và mua sắm với mô hình "shoppertainment", cho phép người dùng mua sắm trực tiếp từ video ngắn và livestream.

TikTok Shop cung cấp đa dạng mặt hàng với trọng tâm ban đầu là thời trang, mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp, sau đó mở rộng sang điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm và sản phẩm thể thao. Đặc biệt, TikTok Shop tập trung vào các sản phẩm "viral", được quảng bá qua video ngắn review hoặc livestream bán hàng thu hút hàng nghìn người xem.

Khách hàng chính của TikTok Shop là người dùng TikTok, đặc biệt Gen Z và Millennials trẻ (18-34 tuổi). Họ thường tiêu dùng theo trend, dễ bị ảnh hưởng bởi sản phẩm viral và đánh giá từ influencer. TikTok Shop cũng thu hút nhà bán lẻ, thương hiệu và influencer muốn kết hợp nội dung sáng tạo với bán hàng.

TikTok Shop cho phép người dùng mua sắm ngay trong video đang xem. Livestream shopping với tương tác cao tạo trải nghiệm gần với mua sắm thực tế. Thuật toán thông minh đề xuất sản phẩm dựa trên sở thích và hành vi người dùng. Nền tảng này còn cung cấp công cụ marketing cho người bán như tạo quảng cáo video ngắn và phân tích chi tiết hiệu suất bán hàng.

Sàn thương mại điện tử tiếng anh là gì
 TikTok Shop đã vượt mặt Lazada, trở thành sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam (Ảnh sưu tầm Internet)

2.3 Lazada

Lazada là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, thành lập năm 2012 bởi Rocket Internet. Từ năm 2016, Lazada thuộc tập đoàn Alibaba sau khi tập đoàn này mua lại phần lớn cổ phần. Trụ sở tại Singapore, Lazada hoạt động tại sáu quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Với hơn 10 năm phát triển, Lazada đã xây dựng hệ sinh thái mua sắm với hàng trăm nghìn người bán và hàng chục triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Lazada cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng từ điện tử tiêu dùng, đồ gia dụng, thời trang, sức khỏe và làm đẹp, đồ chơi, đồ thể thao, đến thực phẩm. Lazada Mall cung cấp sản phẩm chính hãng từ hơn 3,000 thương hiệu với chính sách bảo hành. Laz Global cho phép khách hàng mua sắm sản phẩm từ người bán quốc tế, đặc biệt từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Khách hàng của Lazada đa dạng, từ giới trẻ thành thị đến người tiêu dùng trưởng thành có thu nhập ổn định. Lazada thu hút khách hàng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng và dịch vụ giao hàng đáng tin cậy. Nền tảng này cũng phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương hiệu quốc tế muốn thâm nhập thị trường Đông Nam Á, và nhà phân phối địa phương.

Các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam
Lazada là một thương hiệu mạnh, nổi tiếng trong khu vực và được sự tin tưởng của người tiêu dùng (Ảnh sưu tầm Internet)

2.4 Tiki

Tiki là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, thành lập năm 2010 bởi Trần Ngọc Thái Sơn. Tên Tiki là viết tắt của "Tìm kiếm & Tiết kiệm". Sau hơn một thập kỷ, Tiki đã huy động vốn từ các nhà đầu tư lớn như JD.com, Sumitomo và VNG, hiện vận hành hệ sinh thái với khoảng 20 triệu người dùng và hơn 100.000 người bán.

Tiki cung cấp đa dạng mặt hàng từ sách, điện tử, đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm đến dược phẩm. Tiki còn mở rộng sang dịch vụ tiện ích như đặt vé máy bay, khách sạn và dịch vụ tài chính như ví Tiki-xu và trả góp..

Tiki triển khai dịch vụ TikiNOW, giao hàng trong 2 giờ tại thành phố lớn. Tiki nổi tiếng với chính sách đảm bảo hàng chính hãng 100% và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Giao diện thân thiện và hệ thống đề xuất thông minh giúp tìm kiếm dễ dàng. 

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử nổi bật tại Việt Nam, ra đời từ năm 2010, ban đầu chuyên cung cấp sách (Ảnh sưu tầm Internet)

2.5 Chợ tốt

Chợ Tốt là nền tảng mua bán trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, thành lập năm 2012 với tên ban đầu là "Chotot.vn". Có trụ sở tại TP.HCM, Chợ Tốt hoạt động theo mô hình C2C (Customer-to-Customer) cho phép người dùng đăng tin rao vặt online. Với hơn 10 triệu lượt truy cập hàng tháng và hàng trăm nghìn tin đăng mỗi ngày, Chợ Tốt đã trở thành sàn giao dịch trực tuyến lớn nhất Việt Nam về mua bán hàng đã qua sử dụng.

Chợ Tốt cung cấp đa dạng mặt hàng từ bất động sản, phương tiện đi lại (xe máy, ô tô), đồ điện tử, đồ gia dụng, thời trang đến thú cưng và dịch vụ việc làm. Điểm đặc biệt là tập trung vào cả hàng mới và hàng đã qua sử dụng. Nền tảng có các chuyên mục riêng như Chợ Tốt Xe, Chợ Tốt Nhà, và Chợ Tốt Việc Làm.

Khách hàng của Chợ Tốt rất đa dạng, từ người bán cá nhân đến cửa hàng nhỏ và doanh nghiệp địa phương cần kênh quảng cáo chi phí thấp. Người mua thường tìm kiếm sản phẩm giá hợp lý, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng còn tốt. Nền tảng này phổ biến ở mọi nhóm tuổi và phân khúc thu nhập, đặc biệt thu hút giới trẻ và người tiêu dùng có ngân sách hạn chế.

Sàn thương mại điện tử Amazon
Ứng dụng này hoạt động theo mô hình C2C (Customer to Customer), giúp người tiêu dùng giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần trung gian (Ảnh sưu tầm Internet)

2.6 Taobao

Taobao là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, thành lập ngày 10/5/2003 bởi tập đoàn Alibaba của Jack Ma. Trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc, Taobao đã phát triển từ sàn giao dịch nhỏ thành thị trường khổng lồ với hơn 1 tỷ sản phẩm và 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. 

Taobao cung cấp danh mục sản phẩm đồ sộ từ quần áo, giày dép, điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ nội thất đến các dịch vụ như du lịch và giải trí. Điểm đặc biệt là số lượng lớn sản phẩm thủ công, hàng theo xu hướng mới nhất, và sản phẩm độc đáo khó tìm ở kênh bán lẻ thông thường. Taobao nổi tiếng với sản phẩm ở mọi mức giá, từ hàng giá rẻ đến cao cấp.

Taobao có giao diện phong phú với tính năng tương tác như livestream mua sắm và đánh giá chi tiết. Hệ thống chat Aliwangwang cho phép trao đổi trước khi giao dịch. Gần đây, Taobao tích hợp AI và thực tế ảo, cho phép thử sản phẩm ảo trước khi mua.

Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Taobao nổi bật với sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ, từ quần áo, giày dép, đến các mặt hàng gia dụng, điện tử (Ảnh sưu tầm Internet)

2.7 Alibaba

Alibaba là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm 1999 bởi Jack Ma. Alibaba chủ yếu phục vụ cho các giao dịch B2B (Business-to-Business), kết nối các nhà cung cấp và người mua từ khắp nơi trên thế giới. Nền tảng này cung cấp hàng triệu sản phẩm đa dạng từ nguyên liệu thô, máy móc công nghiệp đến sản phẩm tiêu dùng và đồ điện tử.

Alibaba nổi bật với các sản phẩm có mức giá rất cạnh tranh, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng tiết kiệm chi phí khi mua hàng số lượng lớn. Alibaba cung cấp một loạt sản phẩm đa dạng từ nhiều ngành nghề khác nhau, từ sản phẩm tiêu dùng đến hàng hóa công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người mua.

Sàn thương mại điện tử shopee
Alibaba nổi bật với các sản phẩm có mức giá rất cạnh tranh, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng tiết kiệm chi phí khi mua hàng số lượng lớn (Ảnh sưu tầm Internet)

2.8 Amazon

Amazon là nền tảng thương mại điện tử toàn cầu thành lập năm 1994 bởi Jeff Bezos tại Seattle, Washington. Thuộc Amazon Inc., công ty hiện hoạt động tại hơn 20 quốc gia với 1,5 triệu nhân viên và phục vụ hơn 300 triệu khách hàng. Doanh thu hàng năm vượt 500 tỷ USD, khẳng định vị thế là một trong những công ty giá trị nhất thế giới.

Amazon cung cấp hầu như mọi loại sản phẩm từ sách, điện tử, đồ gia dụng, thời trang, thực phẩm đến nội dung kỹ thuật số. Công ty cũng sản xuất thiết bị riêng như Kindle, Echo, Fire TV và cung cấp dịch vụ đám mây AWS cùng dịch vụ Prime Video và Music.

Amazon nổi bật gồm hệ thống logistics tiên tiến với giao hàng nhanh, hệ thống đánh giá minh bạch, chương trình Prime giá trị cao, giao diện thân thiện và thuật toán đề xuất thông minh. Amazon còn nổi tiếng với chính sách hoàn trả dễ dàng, dịch vụ khách hàng 24/7 và tính năng one-click shopping.

Xem thêm: Cách mua hàng trên Amazon trực tiếp về Việt Nam 

Sàn thương mại điện tử alibaba
Amazon cung cấp hệ thống dịch vụ thanh toán, vận chuyển và chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh, giúp người bán dễ dàng quản lý giao dịch (Ảnh sưu tầm Internet)

2.9 eBay

eBay là nền tảng thương mại điện tử ra đời năm 1995 bởi Pierre Omidyar tại San Jose, California. Thuộc eBay Inc, nền tảng hoạt động tại hơn 190 thị trường với khoảng 185 triệu người dùng tích cực và hơn 1,7 tỷ danh sách sản phẩm. 

eBay cung cấp đa dạng sản phẩm, nổi bật với điện tử, phụ tùng ô tô, thời trang, đồ sưu tầm, tem, tiền xu, thẻ thể thao và đồ cổ. Nền tảng này là điểm đến cho những món đồ độc đáo, có giá trị sưu tầm và đã qua sử dụng. eBay cũng có chương trình "eBay Refurbished" bán sản phẩm đã qua sử dụng được tân trang lại.

eBay nổi bật với hệ thống đấu giá độc đáo, chương trình bảo vệ người mua, hệ thống đánh giá người bán chi tiết, tìm kiếm nâng cao và công cụ vận chuyển tích hợp toàn cầu. 

Các sàn thương mại điện tử trên thế giới
eBay cung cấp không chỉ những mặt hàng mới mà còn là một nơi mua bán các sản phẩm cũ, sưu tầm hoặc hiếm có, với hàng triệu người tham gia (Ảnh sưu tầm Internet)

3. Thời điểm này, nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào?

Theo báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 và dự báo 2025 do nền tảng phân tích số liệu thương mại điện tử Metric mới phát hành, tổng doanh số của 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo) trong năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng, tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.

Vì thế, khi chọn nền tảng thương mại điện tử để kinh doanh, bạn cần căn cứ vào mục tiêu và chiến lược của mình.

  • Shopee và Lazada: Nếu bạn muốn tiếp cận một lượng người tiêu dùng rộng lớn và triển khai các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ, Shopee và Lazada là lựa chọn tối ưu. Shopee thu hút người dùng với giao diện dễ sử dụng và các chương trình khuyến mãi, trong khi Lazada cung cấp dịch vụ hỗ trợ mạnh mẽ và độ phủ sóng rộng.
  • Tiki: Nếu mục tiêu của bạn là đảm bảo chất lượng sản phẩm và giao hàng nhanh chóng, Tiki sẽ là nền tảng phù hợp. Với dịch vụ giao hàng nhanh và sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, Tiki là lựa chọn lý tưởng cho các mặt hàng chất lượng cao.
  • TikTok Shop: Nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng trẻ và sử dụng video marketing hoặc livestream, TikTok Shop là nền tảng không thể bỏ qua. TikTok giúp kết nối người bán và người mua qua video sáng tạo và tương tác trực tiếp.
Cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Tùy vào mục tiêu và chiến lược, bạn có thể kết hợp kinh doanh trên nhiều sàn thương mại điện tử để đạt được doanh số tốt nhất (Ảnh sưu tầm Internet)

4. 4 xu hướng phát triển của sàn thương mại điện tử trong tương lai

Dưới đây là 4 xu hướng phát triển của các sàn thương mại điện tử

  • Ứng dụng AI vào thương mại trực tuyến: thương mại trực tuyến ngày càng phát triển nhờ vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), giúp tối ưu hóa quá trình mua sắm và nâng cao trải nghiệm khách hàng. AI không chỉ giúp gợi ý sản phẩm phù hợp mà còn giúp doanh nghiệp phân tích hành vi người mua để đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
  • Tìm kiếm bằng giọng nói cũng là một xu hướng nổi bật trong thương mại điện tử, cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng và thuận tiện chỉ bằng một câu lệnh.
  • Thực tế ảo tăng cường (AR) đang được ứng dụng rộng rãi trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm, cho phép khách hàng "thử" sản phẩm trực tuyến trước khi quyết định mua, từ quần áo đến đồ nội thất.
  • Một xu hướng nữa là mua trước, trả sau, giúp người tiêu dùng mua sắm mà không cần thanh toán ngay lập tức, mang lại sự linh hoạt và tiện lợi hơn trong việc quản lý tài chính.
Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử
4 xu hướng phát triển của sàn thương mại điện tử trong tương lai (Ảnh sưu tầm Internet)

5. Lưu ý khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử

Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng mà bạn nên biết: 

  • Tìm hiểu kỹ quy định của mỗi sàn: Mỗi sàn thương mại điện tử đều có những quy định riêng về việc đăng ký, sử dụng và bán hàng. Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các chính sách của sàn để tránh vi phạm và bị đưa vào "danh sách đen". Đồng thời, cũng cần nắm rõ các sản phẩm bị cấm giao dịch trên nền tảng.
  • Đầu tư vào hình ảnh sản phẩm: Hình ảnh sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Hãy đảm bảo hình ảnh sản phẩm của bạn chất lượng, sắc nét và hấp dẫn để tạo ấn tượng tốt ngay từ lần đầu tiên khách hàng nhìn thấy.
  • Chăm sóc khách hàng toàn diện: Việc chăm sóc khách hàng không chỉ dừng lại ở quá trình bán hàng mà còn cần được duy trì sau khi khách hàng đã nhận được sản phẩm. Chăm sóc tốt sẽ giúp bạn xây dựng uy tín và nhận được những đánh giá tích cực, từ đó thu hút khách hàng mới.
  • Luôn tối ưu sản phẩm: Để sản phẩm của bạn nổi bật trên các sàn thương mại điện tử, đừng quên tối ưu hóa mô tả sản phẩm, từ tiêu đề, từ khóa, cho đến các yếu tố hỗ trợ SEO. Điều này sẽ giúp sản phẩm của bạn dễ dàng xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, gia tăng cơ hội bán hàng.

Sàn thương mại điện tử đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế số, với 9 nền tảng hàng đầu như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki, Chợ Tốt ở Việt Nam và Taobao, Alibaba, Amazon, eBay trên phạm vi quốc tế, mỗi sàn sở hữu những đặc điểm và thế mạnh riêng biệt. Tương lai của thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển với xu hướng ứng dụng AI, đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. 

Để tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng, hãy tích hợp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi và đáng tin cậy của Ahamove - giải pháp giao hàng toàn diện giúp đơn hàng của bạn đến tay người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp và kịp thời.

Xem thêm: