Trọng tải là gì? Trọng tải khác gì với tải trọng?

Trọng tải là gì

Trọng tải là một thuật ngữ quan trọng được sử dụng phổ biến trong ngành vận tải nói chung và giao nhận hàng nói riêng. Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về thuật ngữ “trọng tải” ít nhất một lần nhưng liệu bạn đã hiểu đúng về thuật ngữ này chưa? Và liệu 2 khái niệm “trọng tải” và “tải trọng” có phải là một? 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Khám phá chi tiết về khái niệm trọng tải, cách phân biệt 2 khái niệm trọng tải và tải trọng, đồng thời tìm hiểu về mức phạt đối với xe khi vượt quá trọng tải.

1. Trọng tải là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT: Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Ngoài ra, trong Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng có quy định liên quan đến trọng tải xe như sau:

Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.

Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.

Tóm lại, để hiểu đơn giản, trọng tải là tổng khối lượng tối đa của hàng hóa và người trên xe mà xe ô tô được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định. Khi vượt quá trọng tải, xe có thể đối mặt với các nguy cơ như hư hỏng, mất kiểm soát hoặc bị xử phạt hành chính theo quy định.

Tải trọng tiếng anh là gì
Trọng tải là khối lượng hàng hóa tối đa mà một phương tiện vận tải có thể chuyên chở

2. Phân biệt trọng tải và tải trọng xe

Trong lĩnh vực vận tải, trọng tải và tải trọng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn do cách đọc gần giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau.

Trọng tải là khối lượng hàng hóa tối đa mà phương tiện vận tải được phép chuyên chở theo quy định của pháp luật. Trọng tải mỗi loại xe sẽ được thể hiện trong đăng kiểm xe cơ giới.

Tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang chuyên chở không tính trọng lượng của bản thân phương tiện và người lái xe.

Hai khái niệm trên đều liên quan đến khối lượng hàng hóa chuyên chở. Nhưng trọng tải thể hiện khối lượng tối đa mà xe được phép vận chuyển theo quy định, còn tải trọng thể hiện tổng khối lượng thực tế hiện xe đang chở. 

Ví dụ: Một chiếc xe tải được thiết kế với trọng tải tối đa 5 tấn đang chở 2 tấn hàng hóa trên xe. Vậy chiếc xe này đang có tải trọng 2 tấn và trọng tải là 5 tấn.

Việc nắm rõ sự khác biệt này giúp chủ phương tiện và doanh nghiệp vận tải tối ưu hoạt động vận tải mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ cơ sở hạ tầng giao thông.

Trọng tải xe là gì
Trọng tải và tải trọng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau

3. Mức phạt đối với xe vượt quá trọng tải theo luật là bao nhiêu?

Mức phạt đối với xe chở hàng vượt quá trọng tải theo quy định của pháp luật dao động từ 1 triệu đến 12 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt quá trọng tải cho phép được áp dụng cho cả người lái xe và chủ phương tiện. Cụ thể mức phạt được quy định trong bảng dưới đây:

Hành vi vi phạmMức phạtCăn cứ
Chở hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô

Phạt tiền 1 triệu - 2 triệu VNĐ

Tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng

Điểm m khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23
Chở hàng hóa có trọng tải vượt từ 10% - 30% so với trọng tải tối đa cho phép trên giấy đăng kiểm (trừ xe xi téc chở chất lỏng), và từ 20% - 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.Phạt tiền 800.000 - 1 triệu VNĐĐiểm a khoản 2 Điều 24
Chở hàng hóa có trọng tải vượt từ 30% - 50% so với trọng tải tối đa cho phép trên giấy đăng kiểm.

Phạt tiền 3 - 5 triệu VNĐ

Tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng

Điểm a khoản 5 và điểm a khoản 9 Điều 24
Chở hàng hóa có trọng tải vượt từ 50% - 100% so với trọng tải tối đa cho phép trên giấy đăng kiểm.

Phạt tiền 5 - 7 triệu VNĐ

Tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng

Điểm a khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24
Chở hàng hóa có trọng tải vượt từ 100% - 150% so với trọng tải tối đa cho phép trên giấy đăng kiểm.

Phạt tiền 7 - 8 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 9 Điều 24
Chở hàng hóa có trọng tải vượt trên 150% so với trọng tải tối đa cho phép trên giấy đăng kiểm.

Phạt tiền 8 - 12 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng

Điểm a khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 24

Ngoài tiền phạt, có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tạm giữ giấy phép lái xe không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ hoặc buộc hạ tải ngay lập tức để đảm bảo an toàn giao thông.

4. Các lưu ý về giới hạn trọng tải khi vận chuyển, tham gia giao thông

Việc tuân thủ các quy định về giới hạn trọng tải là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ cơ sở hạ tầng đường bộ. Một số vị trí như cầu, đường, hoặc hầm thường được lắp đặt biển báo “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”. Tại các khu vực không có biển báo, giới hạn tải trọng sẽ được áp dụng theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.

Ngoài ra, việc lưu thông của xe tải trong nội thành cũng bị hạn chế theo khung giờ cao điểm:

  • Xe tải có tổng tải trọng đến 1.25 tấn: Cấm di chuyển từ 6h00 – 9h00 và từ 15h00 – 21h00.
  • Xe tải có tổng tải trọng từ 1.25 tấn đến dưới 10 tấn: Cấm hoạt động từ 6h00 sáng đến 21h00 tối.

Theo Điều 8 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, việc vận hành xe quá tải trọng yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải có giấy phép lưu hành xe hợp lệ, tuân thủ quy định bảo vệ công trình đường bộ, và không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo thiết kế xe. Những biện pháp này không chỉ giúp bảo vệ hạ tầng giao thông mà còn giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Trọng tải là gì 3
Vi phạm các giới hạn trọng tải sẽ bị phạt theo quy định pháp luật (Ảnh: VietnamNet)

Trong bài viết trên, Ahamove đã làm rõ khái niệm trọng tải, sự khác biệt giữa trọng tải và tải trọng, cũng như làm rõ các mức phạt đối với xe vượt quá tải trọng và các lưu ý về giới hạn trọng tải khi tham gia giao thông. Hiểu và áp dụng đúng trọng tải giúp tối ưu hóa vận chuyển, giảm rủi ro, chi phí và đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý.

Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc muốn biết thêm về các dịch vụ vận chuyển hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ với Ahamove. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và cung cấp giải pháp vận chuyển phù hợp với mọi nhu cầu của bạn. Tải ngay ứng dụng Ahamove hoặc liên hệ tổng đài 1900 545 411 để được phục vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp!

Xem thêm: